Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn ra đi, nhiều ca khúc bất hủ ở lại

Thứ bảy, 08/10/2016 09:21 AM - 0 Trả lời

Ở tuổi 87, nhạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Đức Toàn ra đi để lại cả một gia tài âm nhạc đồ sộ. Cả một đời ông dành cho chủ đề về Đảng, về các anh hùng liệt sĩ, với những bài ca đi cùng năm tháng. Những ca khúc nổi tiếng của ông được nhiều thế hệ chuyên và không chuyên hát:"Chiều trên bến cảng"; "Hà Nội một trái tim hồng"; "Tình em biển cả"; "Những tiếng ca vang trên đất này"; "Biết ơn chị Võ Thị Sáu".

(CLO) Ở tuổi 87, nhạc sĩ, họa sĩ Nguyễn Đức Toàn ra đi, để lại cả một gia tài âm nhạc đồ sộ. Cả một đời ông dành cho chủ đề về Đảng, về các anh hùng liệt sĩ, với những bài ca đi cùng năm tháng. Những ca khúc nổi tiếng của ông được nhiều thế hệ chuyên và không chuyên hát:"Chiều trên bến cảng"; "Hà Nội một trái tim hồng"; "Tình em biển cả"; "Những tiếng ca vang trên đất này"; "Biết ơn chị Võ Thị Sáu".

Ông- Đại tá, nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn từng khiêm tốn nói rằng: “Cũng thấy mình có một số thành tựu, vài bài hát cũng được đi vào lòng công chúng. Nhưng đại khái tất cả chỉ là tạm thời”... “vì càng sống lâu trong cuộc đời tôi càng thấy mình nhỏ bé lắm, chẳng qua cũng chỉ là một hạt cát giữa biển. Đại khái cũng chỉ là một hạt muối bé nhỏ mang chút mặn mòi của biển cả, không đến nỗi vô vị”.

ns-toan

Có một điều lạ ở ông, ông đến với hội họa trước âm nhạc nhưng âm nhạc đã níu giữ ông lâu hơn, khán giả giữ được ông và rồi đã trở thành con đường mà nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đi, đến gần với công chúng.

Ngoài ca khúc được nhiều người hát của nhạc sĩ -Hà Nội một trái tim hồng, thì với Hà Nội nơi gắn bó nhất của nhạc sĩ, mảnh đất ông sinh ra và lớn lên, đã có những ca khác khác như: Đêm trăng nhớ Hà Nội, Hà Nội sẵn sàng, Bài thơ về Hà Nội, Hà Nội nhớ và cả một hợp xướng mang tên Ký sự Hà Nội... Điều đặc biệt là các tác phẩm về Hà Nội đều được ông viết theo suốt chiều dài lịch sử của Hà Nội và cuộc đời của chính ông.

Trong nhiều sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, có rất nhiều tác phẩm ca ngợi các anh hùng liệt sĩ: Biết ơn chị Võ Thị Sáu, Noi gương anh Lý Tự Trọng, Bài ca Ngô Mây, Ca ngợi Trần Thị Lý, Ca ngợi Nguyễn Văn Trỗi... Chính vì chuỗi ca khúc với tình cảm đặc biệt, được nhiều công chúng yêu mến nên người ta mệnh danh ông là “nhạc sĩ của những anh hùng liệt sĩ”.

ns-toan

Điều gì đã khiến ông có sự chuyên sâu với những ca khúc về các anh hùng liệt sĩ? Ông từng tâm sự: “Trong cuộc chiến đấu gian khổ, biết bao nhiêu người đã hi sinh, mất mát lẽ nào không được lưu truyền đến đời sau? Khi một cuộc chiến tranh kéo dài, cái sống cái chết rất gần nhau, biết bao trận đánh, biết bao thương vong, biết bao thắng lợi, nhưng còn lại và quan trọng nhất chính là những con người trong cuộc chiến đấy. Và cái chết của những người anh hùng luôn tạo nên những xúc cảm đẹp”.

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn sinh ngày 10/3/1929 tại Hà Nội. Ông từng theo học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1944). Ca khúc đầu tay của ông viết năm 1945 có tên “Ca ngợi đời sống mới”. Trong những năm 1968-1970, ông tu nghiệp ở Nhạc viện Kiev (Ukraina), tại đây ông đã viết các tác phẩm khí nhạc như Sonate viết cho violon (dàn dựng và xuất bản ở Moscow), Tổ khúc giao hưởng Tổ quốc (dàn nhạc Novosibirk)... Về nước, ông viết những ca khúc, hợp xướng như “Bài ca xây dựng”, “Tiếng hát buổi bình minh”, “Bài ca chiến thắng”...Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật.

HN

Tin khác

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa