Nhạc sĩ Văn Dung - trái tim dành một đời vì nghệ thuật nước nhà

Thứ tư, 09/03/2022 14:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhạc sĩ Văn Dung với 86 mùa xuân rực rỡ đã để lại cho nền văn học nghệ thuật dân tộc kho tàng đồ sộ các sáng tác nổi tiếng vang bóng một thời. Âm nhạc của ông đã sống và song hành với một chặng dài của lịch sử xây dựng và bảo vệ tổ quốc...

Nhạc sĩ Văn Dung, nguyên chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng hào hùng khí phách dân tộc đã qua đời tối 8/3 tại Hà Nội, hưởng thọ 86 tuổi. Để lại cho đời, cho người những sáng tác bất hủ, cố nhạc sĩ đã dành cả cuộc đời mình cống hiến cho nền văn hóa nghệ thuật nước nhà.

nhac si van dung  trai tim danh mot doi vi nghe thuat nuoc nha hinh 1

Nhạc sĩ Văn Dung, người nghệ tài hoa với kho tàng tác phẩm đồ sộ - Ảnh: Internet

Là một trong những thế hệ nghệ sĩ sinh ra và lớn lên từ mưa bom bão đạn của chiến tranh, chất hiện thực của thời đại đã thổi hồn vào người nghệ sĩ tài năng ấy hơi thở của cuộc sống. Những sáng tác mang đậm giá trị lịch sử của ông từ lâu nay vẫn luôn là kho tư liệu quý giá trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Từng tốt nghiệp ngành báo chí và công tác tại Ban Công nghiệp Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1960, nhạc sĩ Văn Dung vừa là một nhà báo, một chiến sĩ và là một người nghệ sĩ chân chính.

Đặc thù nghề nghiệp đã cho cố nhạc sĩ có điều kiện đi thực tế và sáng tác tại nhiều nơi. Thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam nhớ đến ông là nhớ đến những trang nhật ký bằng giai điệu sống động, ghi lại những câu chuyện, sự kiện trên hành trình mà ông được trải nghiệm.

Quan niệm về nghề nghiệp rất nghiêm túc, Nhạc sĩ luôn không ngừng học hỏi từ các đàn anh đàn chị đi trước, tận dụng được lợi thế của công việc phóng viên với nhiệm vụ tuyên giáo, tuyên truyền và bắt đầu sự nghiệp sáng tác.

Trong những năm từ 1965 đến 1971 của cuộc kháng chiến chống Mỹ khốc liệt, nhạc sĩ Văn Dung đã có dịp đi thực tế sáng tác tại Khe Sanh, Trường Sơn, Đường 9 Nam Lào. “Giải phóng quân ta ra đi” sáng tác vào năm 1965, là thành quả của chuyến đi thực tế ở Vĩnh Linh khi ông được trực tiếp đến những vùng giáp ranh vĩ tuyến 17 và thấu hiểu sự khốc liệt và hào hùng của người lính nơi đây.

Khi đến mặt trận Khe Sanh năm 1968, ông sáng tác “Đường Trường Sơn xe anh qua”, tái hiện lại cho người nghe một câu chuyện bằng âm nhạc về những nữ thanh niên xung phong quả cảm, thể hiện khí phách anh hùng của người phụ nữ Việt Nam trung hậu - đảm đang qua từng giai điệu sôi nổi, mạnh mẽ dưới ngòi bút tài hoa của cố nhạc sĩ.

nhac si van dung  trai tim danh mot doi vi nghe thuat nuoc nha hinh 2

Giọng đọc bất hủ cùng những sáng tác lay động người nghe, nhạc sĩ Văn Dung có sức ảnh hưởng to lớn tới nền văn học nghệ thuật nước nhà - Ảnh: internet

Năm 1971, khi mặt trận đường 9 mở ra, nhạc sĩ lại có hành trình lao vào thực địa và sáng tác nên “Bài ca đường 9 chiến thắng”. Đây có thể nói là bài ca đi cùng năm tháng của nhạc sĩ với tiếng reo vui hạnh phúc, giai điệu trẻ trung và ngôn ngữ hiện đại tràn đầy sức sống và niềm tin.

Sau này, nhạc sĩ Văn Dung còn sáng tác nhiều ca khúc về thiếu nhi, thanh niên, về các ngành nghề khác nhau, về những vùng miền khác nhau như: Những bông hoa trong vườn Bác, Em đố mẹ em, Chim chích bông, Hành khúc thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Vinh quang công nhân Việt Nam, Trở về Bỉm Sơn, Hương lúa chiêm xuân, Nông trường ta yêu, Tình ca đất mỏ, Vì một hành tinh xanh,… Tất cả những sáng tác của nhạc sĩ là khúc ca hừng hực khí thế nhưng cũng sâu lắng thiết tha đi vào lòng tin công chúng, lấy trọn vẹn cảm xúc của người dân từ quá khứ đến hiện tại hòa bình.

Nhiệt tình đem âm nhạc góp vào ngọn lửa đấu tranh vì độc lập và tự do của dân tộc, âm nhạc của nhạc sĩ Văn Dung được vun đắp từ tình yêu nước nồng nàn, niềm tin tất thắng và khát khao vào một tươi lai rực rỡ. Phong phú về đề tài cùng tính báo chí chân thực gần gũi, 40 năm hoạt động nghệ thuật của nhạc sĩ là 40 năm cháy hết mình mà nhạc sĩ dành cho lịch sử, cho người dân và nền nghệ thuật dân tộc. Dù ngót nghét gần nửa thế kỷ nhưng những sáng tác bất hủ của nhạc sĩ vẫn còn mãi giá trị với thời gian, với đất nước và con người Việt Nam.

Cùng với NSND Tuyết Mai, nhạc sĩ Văn Dung gắn liền với làn sóng phát thanh qua 40 năm lăn xả với nghề. Ông đã ghi tên tuổi của mình một cách xứng đáng trong lịch sử âm nhạc và báo chí cách mạng Việt Nam. Với những cống hiến cao cả đó, ông đã được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì; Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 2001.

Người nhạc sĩ tài năng ấy dành cả cuộc đời để hoạt động và cống hiến cho nền nghệ thuật dân tộc. Dù bản nhạc vẻ vang về cuộc đời của ông đã khép lại, song âm nhạc của nhạc sĩ sẽ sống mãi với thời gian, với lớp lớp thế hệ người dân và vang vọng ngàn đời về khí phách và sức trẻ hào hùng của con người đất Việt.

Phùng Linh

Bình Luận

Tin khác

'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

"Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”: Những hình ảnh chân thực và xúc động về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam

(CLO) Tối 3/5, tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Hà Nội), hai bộ phim tài liệu “Hồi ức Điện Biên” và “Những người lính già” đã được chiếu mở màn khai mạc “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(CLO) Chiều 3/5, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổ chức Lễ giới thiệu sách “Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đời sống văn hóa
Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

Du khách thích thú trải nghiệm tour đi bộ ngắm “đại dương xanh”

(CLO) Tối 3/5, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã khai mạc dự án nghệ thuật công cộng trên Cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.

Đời sống văn hóa
Hậu Giang không đồng ý tổ chức thi Hoa hậu Trí thức quốc tế

Hậu Giang không đồng ý tổ chức thi Hoa hậu Trí thức quốc tế

(CLO) Tỉnh Hậu Giang đã từ chối tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Trí thức quốc tế do sự kiện có mục đích và quy mô chưa phù hợp.

Đời sống văn hóa
Công chúng Hà Nội được chiêm ngưỡng bức tranh 3D panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

Công chúng Hà Nội được chiêm ngưỡng bức tranh 3D panorama 'Chiến dịch Điện Biên Phủ'

(CLO) Công nghệ 3D Mapping tái hiện bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, ghi lại chiến công hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” của quân và dân ta.

Đời sống văn hóa