Nhân viên bán đồ ăn nhanh ở Mỹ khốn đốn bởi lạm phát tăng, đồng lương thấp

Thứ hai, 04/07/2022 15:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Giá cả hàng hoá ngày càng tăng, nhưng đồng lương thì chưa. Đây là thực trạng đáng buồn mà nhiều người lao động tại các chuỗi cửa hàng bán đồ ăn nhanh lớn tại Mỹ đang phải đối mặt.

Lạm phát đang làm xói mòn túi tiền của người Mỹ. Kể từ tháng 5/2021 đến tháng 5/2022, mức tăng giá tiêu dùng của Mỹ là 8,6%, đây là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1981, vượt quá mức tăng trưởng tiền lương hàng năm tổng thể là 5,2% vào tháng 5 năm 2022.

nhan vien ban do an nhanh o my khon don boi lam phat tang dong luong thap hinh 1

Người lao động và các nhà hoạt động lao động của McDonald's đã biểu tình để yêu cầu công ty trả ít nhất 15 USD/giờ. Ảnh: Joe Raedle/Getty Images.

Lạm phát tăng, hãng đồ ăn nhanh đạt lợi nhuận khủng

So với năm ngoái, giá thực phẩm đã tăng hơn 10%. 1 gallon xăng có giá cao hơn một nửa so với mức giá cách đây một năm. Vào tháng 5/2022, giá nhà thuê trung bình hàng tháng ở Mỹ sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 2,002 USD. Với mức tăng như này, nhiều cá nhân, hộ gia đình có kinh tế vững, khá giả đôi khi còn phải e dè, chi tiêu tiết kiệm.

Thế nhưng, đối với nhiều người lao động làm việc trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh, họ đang phải vật lộn với mức lương thấp và thiếu nhân sự.

Cô Minerva Rodriguez đã làm việc tại hãng đồ ăn nhanh McDonald’s ở Houston, Texas, Mỹ trong suốt hơn 23 năm. Cô được trả 12 USD/giờ (~280.000VND/giờ) và cô than thở rằng mình đang phải gánh vác công việc của hai đến ba người vì cửa thường xuyên thiếu nhân viên. Giờ đây, cô, giống như nhiều người Mỹ, đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác: lạm phát tăng cao. Giá thực phẩm tại cửa hàng của cô ấy đã tăng lên, còn việc trả tiền lương lại không.

Rodriguez, người đã tham gia phong trào công đoàn để thúc đẩy mức lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn, cho biết: “Mức lương trả cực kỳ thấp và không thể đủ cho công việc chúng tôi làm. Anh bày tỏ: “Họ không muốn mất thêm số tiền để trả cho nhân viên, thật là vô lý khi phải làm gấp đôi ba lần công việc với mức lương chi trả cho một người, vậy chúng tôi sẽ sống bằng gì? Với chi phí thực phẩm tăng và giá xăng tăng, chúng tôi phải sống như thế nào? ”

Trái ngược với hiện thực cay đắng, các chuỗi đồ ăn nhanh nổi tiếng tại mỹ lại báo cáo lợi nhuận thu về khổng lồ.

Kể từ năm 2021 trở đi, McDonald’s đã báo cáo mức tăng trưởng doanh thu kỷ lục ở mức 13,8% và thu về lợi nhuận 7,5 tỷ USD. Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành của công ty, Chris Kempczinski, được trả hơn 20 triệu USD vào năm 2021, gấp hơn 2.250 lần mức lương trung bình của người lao động thường.

Yum! Brands, công ty sở hữu chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Taco Bell, KFC và Pizza Hut, đã báo cáo lợi nhuận 399 triệu USD trong Q1/ 2022, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021. David Gibbs, Giám đốc điều hành thương hiệu này cũng đã nhận được mức lương cao hơn 2.100 lần mức lương của người lao động trung bình, ở mức 27,5 triệu USD vào năm 2021.

Nhân viên vẫn chịu cảnh lương thấp

Chelsie Church, một quản lý tại hãng đồ ăn nhanh Taco Bell ở khu vực Denver, Colorado, Mỹ trong khoảng một năm, đã bắt đầu kiến nghị lên đòi công ty tăng lương, vì với mức lương thấp hiện tại sẽ khiến người lao động chật vật kiếm sống. Church đưa ra lý do rằng, lương thấp sẽ làm xói mòn chất lượng sống của công, nhân viên, hơn thế, với mức lương này sẽ khó giữ chân nhân viên, làm suy yếu việc tuyển dụng khi các đối thủ cạnh tranh gần đó trả lương cao hơn.

"Không ai có thể sống với 13 USD/giờ (~300.000VND/giờ)," Church nói. “Chúng tôi luôn phải đối mặt với những phàn nàn của khách về việc giá đồ ăn nhanh, nhưng tiền lương của chúng tôi vẫn đứng yên”.

Church cho biết tiền lương hai tuần một lần của cô không bao gồm các hóa đơn và chi phí cơ bản như thực phẩm, khí đốt và các nhu yếu phẩm khác. Với tư cách là người quản lý theo ca, cô được tăng lương lên 16 USD/giờ (~370.000VND/giờ), nhưng cô lập luận rằng khối lượng công việc và trách nhiệm tăng thêm là không đáng kể, mức lương đó chỉ bằng mức lương khởi điểm ở một số nơi khác.

“Đã có khá nhiều người từ chối công việc vì đi làm sẽ không đủ trả tiền thuê nhà hoặc mua quần áo và thức ăn cho con,” cô nói. “Mọi người chỉ đang bận rộn với công việc làm thêm mà họ không được trả công xứng đáng. Không ai được nghỉ. Tôi không được nghỉ ngơi. "

Tại Thành phố Kansas, Missouri, nơi cô Fran Marion đã làm việc với tư cách là trưởng ca tại Taco Bell trong khoảng một năm, cô đã gặp phải những vấn đề tương tự như lương thấp, thiếu nhân viên và làm việc quá sức - tất cả trong khi lạm phát làm tăng chi phí sinh hoạt của cô.

Marion nói: “Tôi kiếm được 16 USD/giờ và thực sự tôi vẫn đang sống bằng tiền lương và mức lương chắc chắn không tương xứng với công việc mà tôi đang phải làm”, “Tôi cảm thấy kiệt sức khi phải làm thêm những vị trí bổ sung cộng với việc làm những gì mà cấp trên giao cho”.

Cô phải làm việc mà không được trả lương trong thời gian nghỉ và không đủ khả năng chi trả bảo hiểm y tế do công ty cung cấp cho nhân viên.

Cô Marion nói thêm: “Mọi thứ đều tăng nhưng phải trả tiền. “Chúng ta là con người như bao người khác. Chúng tôi có thể không phải là bác sĩ hay luật sư, nhưng chúng tôi vẫn là những người lao động chân chính và chúng tôi là những người đấu tranh để chu cấp cho gia đình của mình. "

Tại Burger King ở Independence, Missouri, Mỹ, anh Bill Thompson chỉ kiếm được 11,15 USD/giờ (~260.000VND/giờ) sau 10 năm gắn bó với công ty. Với lạm phát, việc kiếm sống của Thompson càng trở nên khó khăn hơn. Anh đã không nhận được bất kỳ khoản tăng lương nào gần đây.

Thompson nói: “Tôi đang làm công việc của ba người. “Giá thực phẩm đối với thịt và sữa đã tăng gấp ba lần. Chúng tôi đã đi đến các cửa hàng thực phẩm và phải mua thức ăn mà không ai khác muốn, như bơ đậu phộng, sữa bột và thịt kém chất lượng”. Cuộc sống thật đỗi khó khăn!

Lê Na (Theo TheGuardian)

Bình Luận

Tin khác

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp