Nhập khẩu lợn sống có giải được bài toán giá nội tăng kỷ lục

Thứ sáu, 29/05/2020 18:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đây là lần đầu tiên cơ quan chức năng Việt Nam đồng ý cho phép nhập khẩu lợn sống chính ngạch để giảm áp lực giá thịt lợn đang leo thang phi mã trong nước.

Lợn sống sẽ được nhập chính ngạch về Việt Nam. Ảnh: TL

Lợn sống sẽ được nhập chính ngạch về Việt Nam. Ảnh: TL

Giải quyết cơn 'khát' thịt lợn

Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, Bộ đã đồng ý phương án Cục Thú y phân tích rủi ro nhập khẩu lợn sống dựa trên hồ sơ do các nước xuất khẩu cung cấp.

Đây là lần đầu tiên cơ quan chức năng Việt Nam đồng ý cho phép nhập khẩu lợn sống chính ngạch để giảm áp lực giá thịt lợn đang leo thang phi mã trong nước.

Một trong những thị trường đang được Bộ NN&PTNT cân nhắc để nhập khẩu thịt lợn sống là Thái Lan.

Lãnh đạo Bộ khẳng định, việc nhập khẩu lợn sống không có gì đáng lo ngại. Thái Lan là nước có nền chăn nuôi tiên tiến, tất cả quy trình nhập khẩu đều được kiểm soát chặt chẽ từ phía nước bạn. Khi lợn về tới cửa khẩu của Việt Nam sẽ được cách ly, lấy mẫu kiểm dịch.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về việc ổn định giá thịt lợn tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý I/2020;

Xét công văn của Cục Thú y về việc nhập khẩu lợn sống từ các nước vào Việt Nam, Bộ đồng ý phương án của Cục Thú y phân tích rủi ro về việc nhập khẩu lợn sống dựa trên hồ sơ do các nước xuất khẩu cung cấp.

Sau khi hoàn thành bước đánh giá hồ sơ, Cục Thú y phối hợp với các doanh nghiệp nhập khẩu liên hệ và tổ chức họp trực tuyến với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

Qua đó, cần trao đổi về những vướng mắc, thu thập các thông tin còn thiếu nhằm hoàn thiện quá trình phân tích rủi ro nhập khẩu, thỏa thuận điều kiện vệ sinh thú y và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.

Các doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm dịch nhập khẩu, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc trong nước; Thực hiện quy định cách ly kiểm dịch lợn sống nhập khẩu 30 ngày.

Cũng theo công văn này, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, việc kiểm dịch nhập khẩu lợn sống từ các nước vào Việt Nam sẽ được thực hiện theo đúng quy định và trình tự hiện hành.

"Sở dĩ việc cho phép nhập khẩu cả lợn sống là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giá lợn hơi và giá thịt lợn trong nước liên tục tăng ở mức cao, khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.

Việc nhập khẩu lợn sống sẽ được kiểm soát chặt chẽ, tránh hiện tượng nhập ồ ạt, gây ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường trong nước.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi cũng đã đăng ký nhập khẩu lợn giống về nước để phục vụ tái đàn trong bối cảnh giá lợn giống trong nước cũng đang cao kỷ lục.

Có bình ổn được giá lợn

Theo một số chủ trang trại chăn nuôi tại Đồng Nai và khu vực Đông Nam Bộ, lợn thịt Thái Lan hiện nay ở mức 55.000 đồng/kg, nếu nhập khẩu về Việt Nam bán giá thấp sẽ giảm được giá thịt lợn xuống.

Hiện nay, lợn sống chưa được nhập khẩu chính ngạch về việt Nam nên giá thương lái bán tại biên giới là 87.000 đồng/kg, bao mọi thủ tục và bắt lợn lên xe theo đường tiểu ngạch là 92.000 đồng/kg.

Nếu lợn sống được nhập khẩu chính ngạch, tăng thêm nguồn cung ra thị trường, giá thịt lợn sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, mức giảm nhiều hay ít tùy thuộc nguồn cung. 

Theo đại biểu quốc hội Nghiêm Vũ Khải, đoàn Hải Phòng, ngoài việc thiếu nguồn cung, giá thịt lợn tăng cao do khâu trung gian nhiều nơi, nhiều chỗ chưa minh bạch, do đạo đức kinh doanh và trục lợi của thương lái, vì vậy các biện pháp quản lý thị trường cần phải đẩy mạnh làm sao để tránh tình trạng “thổi giá”, “bơm giá” thịt lợn để trục lợi.

“Xét về mặt nguồn cung thì ngành chăn nuôi và chính quyền địa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tạo điều kiện để tăng đàn về con. Vấn đề là thực phẩm, thức ăn làm sao để giá thành tăng đàn và giá thành thịt lợn hơi giảm đi thì giá thịt lợn ngoài chợ cũng sẽ giảm xuống.

Các biện pháp quản lý thị trường cần có sự kết hợp của Bộ Công Thương, sở Công Thương và chính quyền địa phương”, ông Nghiêm Vũ Khải cho hay.

Minh Châu

Tin khác

Tưng bừng khai trương bến du thuyền Marina Royal tại bán đảo Van Phuc city

Tưng bừng khai trương bến du thuyền Marina Royal tại bán đảo Van Phuc city

(CLO) Sau thời gian khởi công và triển khai xây dựng, vào chiều ngày 4/5/2024 vừa qua tại bán đảo Van Phuc City đã tổ chức thành công buổi lễ khai trương bến du thuyền Marina Royal dưới sự quản lý và vận hành của Vietyacht – Nhà phân phối độc quyền các sản phẩm du thuyền hàng đầu Việt Nam.

Bất động sản
Hanel và Tổng giám đốc Hanel được vinh danh tại Lễ trao giải Thương hiệu mạnh ASEAN 2024

Hanel và Tổng giám đốc Hanel được vinh danh tại Lễ trao giải Thương hiệu mạnh ASEAN 2024

(CLO) Cuối tháng 4 vừa qua tại Marina Bay Sands, Singapore, Diễn đàn hợp tác Kinh tế Việt Nam – ASEAN và Lễ công bố Thương hiệu Mạnh ASEAN 2024 – Lần thứ 8 do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Doanh nghiệp Châu Á phối hợp với các tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới đã được tổ chức trang trọng. Công ty CP Hanel và Tổng giám đốc Hanel – bà Bùi Thị Hải Yến được vinh danh tại sự kiện ý nghĩa này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Saudi Aramco tăng tất cả giá dầu ở châu Á

Saudi Aramco tăng tất cả giá dầu ở châu Á

(CLO) Bloomberg đưa tin Saudi Aramco đã tăng giá bán chính thức của tất cả các loại dầu mà nước này xuất khẩu sang châu Á, với loại dầu Arab Light giao hàng vào tháng 6 sẽ đắt hơn 0,90 USD, Bloomberg đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đã mất đất sau khi thu hồi, người dân vẫn phải trả phí tái định cư là không hợp lý

Đã mất đất sau khi thu hồi, người dân vẫn phải trả phí tái định cư là không hợp lý

(CLO) Việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là lợi ích chính đáng của người có đất đai bị thu hồi. Tuy nhiên, thời gian qua, việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư đang tồn tại một số vấn đề.

Bất động sản
Các thành viên G20 vận động EU không tịch thu tài sản của Nga

Các thành viên G20 vận động EU không tịch thu tài sản của Nga

(CLO) Tờ Financial Times đưa tin rằng việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga có thể tạo tiền lệ nguy hiểm trong luật pháp quốc tế, Indonesia và Saudi Arabia đã cảnh báo EU tại cuộc họp gần đây của các bộ trưởng tài chính G20.

Thị trường - Doanh nghiệp