Nhật Bản áp dụng tiêu chí mới đánh giá dịch bệnh COVID-19

Thứ ba, 09/11/2021 06:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhật Bản đã thông qua tiêu chí đánh giá mới về tình hình dịch bệnh COVID-19, theo đó sẽ tập trung nhiều hơn vào công suất bệnh viện, thay vì số ca nhiễm mới.

Sự kiện: COVID-19

Theo số liệu của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 9/11 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 250.998.604 ca, trong đó có 5.069.803 người tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 323.690 ca COVID-19 mới và 4.806 ca tử vong.

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 227 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 18 triệu ca và trên 73.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 8/11, thế giới có 118 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

nhat ban ap dung tieu chi moi danh gia dich benh covid 19 hinh 1

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Yokohama, Nhật Bản. Ảnh: AFP

Đáng chú ý, trong 24 giờ qua, Nhật Bản lần đầu không có ca tử vong vì COVID-19 kể từ tháng 8/2020. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến số ca tử vong ở Nhật Bản giảm mạnh chủ yếu là nhờ những tiến bộ trong chương trình tiêm phòng COVID-19 và đưa vào sử dụng các loại thuốc điều trị, trong đó có hỗn hợp kháng thể đơn dòng Ronapreve để chữa trị cho các bệnh nhân COVID-19 ngoại trú tại một số cơ sở y tế giới hạn.

Ngày 8/11, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua tiêu chí đánh giá mới về tình hình dịch bệnh COVID-19. Tiêu chí mới sẽ tập trung nhiều hơn vào công suất bệnh viện, thay vì số ca nhiễm mới trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng vaccine đạt mức cao và ngày càng ít bệnh nhân chuyển nặng.

Hệ thống đánh giá tình hình dịch bệnh COVID-19 mới của Nhật Bản được phân loại theo 5 cấp độ, tăng từ 4 cấp độ hiện tại. Chính phủ Nhật Bản sẽ dựa trên các cấp độ đánh giá mới này để xem xét quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp, trong khi chính quyền các tỉnh đã sử dụng thang đánh giá mới để quyết định đưa ra các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thích hợp. Hệ thống đánh giá mới sẽ có thêm thông tin dự báo về tình trạng giường bệnh sẵn có và có thể cảnh báo nguy cơ đối với hệ thống y tế một khi dịch bệnh tái bùng phát.

Quyết định trên được đưa ra sau khi số bệnh nhân COVID-19 thể nặng tại Nhật Bản đã giảm mạnh trong thời gian gần đây và 70% dân số của nước này đã hoàn thành tiêm chủng.

Ông Shigeru Omi, cố vấn về dịch bệnh COVID-19 của Nhật Bản và là người đứng đầu tiểu ban, cho biết các tiêu chí mới được xây dựng nhằm khôi phục cuộc sống và các hoạt động kinh tế thường nhật. Ông Omi nhấn mạnh quan trọng nhất hiện nay là Nhật Bản đảm bảo dịch bệnh luôn ở cấp độ 1 trong bối cảnh có nhiều lo ngại về làn sóng dịch bệnh mới vào mùa đông năm nay.

Theo thang đánh giá mới gồm 5 cấp độ, cấp độ 0 là không có bất cứ ca mắc mới nào, cấp độ 1 là hệ thống y tế có thể ứng phó với dịch COVID-19 ở mức ổn định; cấp độ 2 cảnh báo số ca mắc mới tăng, gây sức ép cho hệ thống y tế; cấp độ 3 là hơn 50% giường bệnh đã kín chỗ, và cần ban bố tình trạng khẩn cấp; cấp độ 4, bệnh viện không thể tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 ngay cả khi cắt giảm các dịch vụ khám chữa bệnh tổng hợp.

Hiện mức 4 trong thang đánh giá tình hình dịch bệnh hiện hành của Nhật Bản cũng là mức nghiêm trọng nhất. Ở cấp độ này, Nhật Bản phải kích hoạt tình trạng khẩn cấp khi số ca dương tính trung bình trong 7 ngày là 25/100.000 dân.

Tại Mỹ, Tiến sĩ Scott Gottlieb, thành viên ban quản trị của hãng dược phẩm Pfizer, đưa ra nhận định, đại dịch COVID-19 có thể sẽ được đẩy lùi vào đầu tháng 1/2022 và bước sang giai đoạn mới, trở thành một căn bệnh đặc hữu.

Đầu tháng 1/2022 cũng là thời điểm thực hiện chỉ thị của Tổng thống Joe Biden về việc yêu cầu tiêm vaccine phòng bệnh bắt buộc với những người đến làm việc trực tiếp tại các cơ quan công sở và cơ sở sản xuất. Theo đó, tất cả công ty có ít nhất 100 nhân viên sẽ phải thực hiện các quy định mới về tiêm phòng COVID-19 của Cơ quan Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Mỹ (OSHA). Với các quy định này, đến ngày 4/1/2022, khoảng 84 triệu người lao động trong các lĩnh vực tư nhân sẽ phải tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ nếu không muốn phải xét nghiệm định kỳ.

Nói về loại thuốc kháng virus mới mà hãng Pfizer phát triển cho kết quả thử nghiệm lâm sàng sơ bộ khả quan trong điều trị COVID-19, ông Gottileb khẳng định không nên coi đây là một biện pháp thay thế cho việc tiêm phòng vaccine.

Ông Gottileb lưu ý thuốc điều trị COVID-19 của hãng Pfizer chỉ nên được coi là lựa chọn để bảo vệ những người không thể tiêm vaccine hoặc mắc bệnh dù đã tiêm vaccine. Ông cho rằng việc tiêm vaccine phòng COVID-19 định kỳ hoặc điều chỉnh vaccine để thích ứng với các biến thể mới của virus cũng có thể là những điều cần thiết trong giai đoạn mới của dịch bệnh.

Trước đó, hãng Pfizer công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng sơ bộ thuốc kháng virus có tên là Paxlovid, được sử dụng kết hợp với một loại thuốc kháng virus đã biết là ritonavir, cho hiệu quả ngăn chặn 89% nguy cơ nhập viện và tử vong ở các bệnh nhân COVID-19 thuộc nhóm có nguy cơ cao bệnh nặng.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Hơn 50 du khách nghi ngộ độc hải sản khi du lịch Phan Thiết

Hơn 50 du khách nghi ngộ độc hải sản khi du lịch Phan Thiết

(CLO) Sau khi dùng bữa tối tại nhà hàng và một số món ăn ngoài bãi biển, 52 du khách tại Phan Thiết có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy phải nhập viện.

Sức khỏe
TP HCM: Xử phạt và đình chỉ hoạt động nhiều cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép

TP HCM: Xử phạt và đình chỉ hoạt động nhiều cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép

(CLO) Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã xử phạt và đình chỉ hoạt động hàng loạt cơ sở thẩm mỹ có hành vi vi phạm liên quan đến chứng chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh trái phép, quảng cáo không đúng quy định...

Sức khỏe
TP HCM: Xử phạt và đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh của UCI international Việt Nam

TP HCM: Xử phạt và đình chỉ hoạt động khám chữa bệnh của UCI international Việt Nam

(CLO) Thanh tra Sở Y tế TP HCM vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có liên quan đến UCI international Việt Nam (34 Nguyễn Văn Cừ, Phường Cầu Kho, Quận 1).

Sức khỏe
Cấp mới, gia hạn số đăng ký hơn 500 thuốc, biệt dược để phục vụ đấu thầu

Cấp mới, gia hạn số đăng ký hơn 500 thuốc, biệt dược để phục vụ đấu thầu

(CLO) Tiến sĩ  Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, trong số hơn 500 thuốc, biệt dược gốc cấp mới, gia hạn số đăng ký lưu hành lần này gồm 414 thuốc sản xuất trong nước được gia hạn giấy đăng ký lưu hành trong thời gian 5 năm (409 thuốc) và 3 năm (5 loại thuốc).

Sức khỏe
Hành trình khám sàng lọc Trái tim cho em 2024: 'Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau'

Hành trình khám sàng lọc Trái tim cho em 2024: 'Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau'

(CLO) Chương trình khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em dưới 18 tuổi “Trái tim cho em” đã chính thức khởi động hành trình năm 2024 với dự kiến 12 tỉnh/thành trên cả nước được tổ chức hoạt động, trong đó Thái Bình và Bình Phước sẽ là điểm dừng chân đầu tiên trong tháng 5 này.

Sức khỏe