Nhật Bản bơm kỷ lục 490 tỷ USD cứu nền kinh tế

Chủ nhật, 21/11/2021 06:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhật Bản thông qua gói kích thích trị giá 490 tỷ USD, mức cao kỷ lục, nhằm phục hồi nền kinh tế do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.

Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua gói kích thích kinh tế lớn nhất từ trước đến nay, trị giá 490 tỷ USD, chiếm khoảng 10% GDP nước này.

nhat ban bom ky luc 490 ty usd cuu nen kinh te hinh 1

Nền kinh tế Nhật Bản chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19. Ảnh: Nikkei Asia Review.

“Tôi muốn phục hồi nền kinh tế Nhật Bản, vốn bị tổn hại nghiêm trọng”, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phát biểu khi gói kích thích được thông qua.

Gói kích thích 490 tỷ USD này gồm các khoản hỗ trợ nhưng doanh nghiệp và bệnh viện đang gặp khó khăn, tăng cường chuỗi cung ứng chất bán dẫn, kích cầu du lịch trong nước và tài trợ cho các trường đại học trên toàn quốc.

Gói này cũng bao gồm khoản tiền 100.000 yen (khoảng 878 USD) phát cho mỗi trẻ em dưới 18 tuổi có cha mẹ thu nhập không quá 84.300 USD/năm. Khoảng 90% hộ gia đình ở Nhật Bản có con em đủ tiêu chuẩn nhận khoản tiền này, theo khảo sát.

Gói kích thích kinh tế được nội các của ông Kishida thông qua chưa đầu hai tháng kể từ sau khi ông được bầu làm Thủ tướng. Hiện, Nhật Bản đang là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, xếp sau Mỹ và Trung Quốc.

Từ đầu tháng này, Nhật Bản đã nới lỏng một phần các biện pháp hạn chế biên giới và dỡ hầu như toàn bộ hạn chế với nền kinh tế. Hiện, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vaccine Covid-19 cho người dân trên nước Nhật khoảng 76%. Song, lệnh cấm khách nước ngoài nhập cảnh tiếp tục gây nhiều khó khăn cho tăng trưởng kinh tế.

Hương Vũ (Theo Nikkei Asia Review)

Bình Luận

Tin khác

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(CLO) Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1003 Ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô