Nhiễm độc thực phẩm: Không lẽ các cơ quan chức năng chịu khoanh tay?!

Thứ bảy, 04/04/2015 00:00 AM - 0 Trả lời

Nhiễm độc thực phẩm: Không lẽ các cơ quan chức năng chịu khoanh tay?!



Người tiêu dùng hoang mang trước tình trạng thực phẩm nhiễm độc

Ngày càng nhiều mẫu thịt bị phát hiện có chất cấm gốc B-Agonit (tăng trọng, kích nạc). Ðây là chất có thể làm tim đập nhanh, run cơ, đau đầu, buồn nôn...cho người sử dụng và đã bị cấm sử dụng hơn 10 năm nay. Kết quả kiểm tra, giám sát của Cục Thú y cho thấy, 43% số mẫu nước tiểu tại các trang trại chăn nuôi dương tính với nhóm B- Agonit. Còn với các loại thịt tại lò giết mổ, kết quả kiểm tra tới 26% số mẫu phát hiện các chất cấm tăng trọng, kích thích gốc B-Agonit. Con số này làm "chấn động" cả ngành chăn nuôi cũng như các chuyên gia an toàn thực phẩm. Câu chuyện về thịt lợn nhiễm độc đã nghiêm trọng đến mức ngay cả vị bộ trưởng ngành nông nghiệp đã nhấn mạnh đây là tội ác chứ không chỉ đơn thuần là hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế theo ông, cần xử lý vấn đề này kiên quyết như công an truy quét ma túy.

Ở đây tạm chưa bàn tới nỗi hãi hùng như thế nào của người tiêu dùng, chỉ đi vào khía cạnh vậy chuyện "quản chất lượng thịt lợn" của chúng ta thế nào để đến cơ sự như vậy. Không phải là người ta không biết qui trình khắc phục tình trạng này. Ví như ngoài việc kiểm soát lò mổ thì phải có truy xuất về chuồng nuôi, xử lý người sản xuất, chế biến tìm ra người buôn bán, đồng thời kiểm soát thức ăn chăn nuôi.
Và thật đáng mừng là hành lang pháp lý để hỗ trợ cho vấn đề này khá ổn. Chúng ta đã có Nghị định 08 của Chính phủ quy định, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm chứa chất cấm nguy hiểm sẽ bị xử phạt, thông báo trên báo đài, rút giấy phép kinh doanh 6 tháng, thu hồi và tiêu hủy chất cấm và vật nuôi tang vật. Cơ sở giết mổ phải chịu trách nhiệm chi trả các chi phí này. Và theo bộ luật Hình sự, các đối tượng mua bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể bị xử tù từ 3 - 5 năm. Người sử dụng chất cấm còn bị xử lý hành chính theo mức từ 10 - 40 triệu đồng tùy từng mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Công cụ thì đã đủ, vấn đề là thực thi. Trên thực tế, dẫu các phương tiện truyền thông cứ đăng liên tiếp phát hiện vụ thịt nhiễm độc này, bắt giữ vụ hóa chất cấm kia. Nhưng nhìn chung cũng chỉ là phần ngọn của vấn đề. Qui trình xử lý tận gốc chuyện thịt nhiễm độc tố thì còn phải chờ, tốc độ xử lý các sai phạm của cơ quan chức năng thì hình như chậm hơn so với tốc độ vi phạm, nên thị trường thịt lợn hình như vẫn vậy... Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT cho biết, rất khó để xử lý triệt để tình trạng này bởi chưa có chế tài cụ thể. Ngay việc đơn giản là xử lý tang vật có chất cấm phát hiện thời gian qua ở TP.HCM, Bình Dương, Ðồng Nai cũng bộc lộ nhiều lúng túng, mâu thuẫn giữa hai luồng ý kiến, là nên giữ lại một thời gian rồi cho tiêu dùng tiếp hay tiêu hủy. Ý kiến cho tiêu dùng tiếp cho rằng, cơ quan chức năng khi phát hiện yêu cầu các cơ sở giết mổ lưu giữ lại đàn lợn có chất cấm từ 7-10 ngày để đào thải, sau đó cho phép lưu thông giết mổ trở lại.

Trước điệp khúc “kêu khó” của chính các lực lượng chức năng thì câu hỏi đặt ra là: Khó thật, hay hệ thống kiểm soát tự làm khó mình mà không quyết liệt vào cuộc? Ngoài ra cũng cần nêu vấn đề là tại sao cả hệ thống đơn vị kiểm soát và xử lý, trước những bất cập lại không tham mưu để điều chỉnh, sửa đổi nhằm có được chế tài mạnh mẽ hơn? Một ví dụ cụ thể là Bộ NNPTNT đã ban hành thông tư 13 về kiểm soát nông sản nguồn gốc thực vật NK, đặc biệt là từ Trung Quốc. Thông tư này cũng như hệ thống văn bản hiện hành có cả quy định về cơ chế phối hợp kiểm soát giữa các lực lượng, thế nhưng thực tế các lực lượng lại cho là... khó phối hợp hay phối hợp chưa nhịp nhàng. Cá biệt, lực lượng hải quan còn cho rằng việc kiểm soát toàn bộ là quá tải do số lượng mẫu nông sản quá nhiều, việc kiểm dịch tại chỗ chưa đủ điều kiện kỹ thuật. Ðiều có thể thấy là trong khi phía nước bạn có thể ách hàng trăm xe tải hàng từ Việt Nam lại để kiểm soát kỹ càng thì lực lượng trong nước lại tỏ ra dễ dãi cho thông quan ồ ạt hoa quả, thực phẩm, phụ gia...

Trên thực tế với kiểu phạt cho tồn tại và quản lý, xử lý kiểu mùa vụ chính là mấu chốt của vấn đề. Ðặc biệt với kiểu “than khó” của chính các lực lượng chức năng lại trở thành kẽ hở dễ dàng cho thực phẩm “bẩn” và phụ gia độc hại hoành hành. Các ý kiến chuyên gia cho rằng một khi các lực lượng chức năng chưa đồng loạt ra tay thì tình trạng thực phẩm “bẩn”, phụ gia độc hại sẽ khó lòng được dẹp bỏ. Hơn thế, nếu cứ mãi để tình trạng phạt rồi cho tồn tại, tái phạm thì lại... phạt tiếp mà không có những hình thức xử lý cứng rắn hơn thì cũng khó lòng ngăn ngừa vi phạm.

Khánh An

Tin khác

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn
Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

Thành phố Hồ Chí Minh: Tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng để thúc đẩy liên kết vùng

(NB&CL) Nằm trong xu thế phát triển chung, vấn đề liên kết vùng, liên kết ngành là định hướng quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một trong những vấn đề được TP.HCM đặc biệt coi trọng, xem đây là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển.

Góc nhìn