Nhiều doanh nhân Nhật Bản quyết đánh cược vào Myanmar bất chấp bất ổn

Thứ hai, 03/01/2022 13:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc cho nhiều khó khăn tại Myanmar sau khi quân đội lên nắm chính quyền hồi tháng 2 năm ngoái, một số doanh nhân Nhật Bản vẫn lựa chọn ở lại và điều hành công việc kinh doanh như bình thường.

Mạng internet chập chờn, thường xuyên đau đầu vì tài chính eo hẹp hay đôi khi phải chịu áp lực từ lực lượng an ninh là một trong những khó khăn đối với những doanh nhân tại Myanmar. Dù cho khó khăn, vất vả đến thế nhưng vẫn chừng đó vẫn chưa thể khiến cho những doanh nhân trẻ Nhật Bản nản lòng trước ước mơ thành công tại đất nước Đông Nam Á này.

nhieu doanh nhan nhat ban quyet danh cuoc vao myanmar bat chap bat on hinh 1

Linklusion, công ty cung cấp dịch vụ giao hàng Nhật Bản tại Myanmar, có ba nhà kho nằm ở ngoại ô thủ đô Yangon. Ảnh: Nikkei Asia.

Nhà sáng lập Linklusion Hidenori Kuroyanagi là một trong số đó. Vào năm 2015, anh đã thành lập Linklusion – một công ty cung cấp dịch vụ đám mây cho các nhà khai thác tài chính nhỏ lẻ, chủ yếu đối tượng là người nghèo. Bốn năm sau, anh bắt đầu kinh doanh dịch vụ giao hàng cho những thương nhân nhỏ tại các vùng nông thôn.

Anh Kuroyanagi cho biết: “Cung cấp thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày an toàn đến người dân là việc làm hết sức ý nghĩa, đặc biệt là trong thời điểm hỗn loạn này”.

Kuroyanagi bắt đầu kinh doanh dịch vụ giao hàng sau khi biết rằng các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng sản phẩm ở các vùng nông thôn. Công ty của ông dự trữ khoảng 300 mặt hàng phổ biến tại các kho hàng và thực hiện giao hàng hàng tuần. Hiện công ty ông có ba nhà kho nằm ở ngoại ô thủ đô Yangon và có khoảng 70 nhân viên.

Kuroyanagi hy vọng sẽ là cầu nối giữa mạng lưới giao hàng ở các vùng thông thôn, và xây dựng mạng lưới cung cấp thông tin và dịch vụ trong tương lai.

Tomohiro Yamaura, 33 tuổi, là một doanh nhân Nhật Bản khác đã quyết định ở lại Myanmar. Anh Yamaura là chủ tịch của Finalsec, một trung tâm giảng dạy tiếng Anh.

Học viên của trung tâm Finalsec thông thường là các bạn trẻ sinh sống tại khu vực thành thị, sinh viên đại học và người đi làm. Công ty chuyên về dạy học tiếng Anh trực tuyến với đội ngũ giáo viên trẻ và giỏi ngoại ngữ.

nhieu doanh nhan nhat ban quyet danh cuoc vao myanmar bat chap bat on hinh 2

Dù gặp nhiều khó khăn tại Myanmar, anh Yamaura vẫn quyết định ở lại và tiếp tục công việc kinh doanh. Ảnh: Nikkei Asia.

Trước khi cuộc đảo chính diễn ra, công ty thường sử dụng mạng xã hội Facebook để dạy học. Tuy nhiên, khi mạng xã hội này bị chính quyền quân đội chặn và mạng Internet bị ngắt hàng đêm trong suốt hai tháng đầu, số lượng học viên của trung tâm đã giảm 70% xuống còn 280 người.

“Không có triển vọng, cả giáo viên và học viên đều cảm thấy bi quan về một tương lai bất định. Có lúc tôi đã có ý định từ bỏ, nhưng rồi tôi nghĩ rằng có quá nhiều người liên quan đến công việc kinh doanh này. Nếu tôi từ bỏ, họ sẽ ra sao?”, Yamaura tâm sự.

Sau 10 tháng kể từ khi quân đội nắm quyền, trung tâm của anh Yamaura lại nhận được nhiều tín hiệu tích cực. Mặc dù các trường đại học vẫn đóng cửa và tình hình vẫn khó khăn đối với những người trẻ tuổi, nhưng “nhiều người bắt đầu nghĩ rằng họ phải trang bị kỹ năng cho tương lai”, ông nói.

Số lượng học viên tăng hơn 70%, tính đến tháng 12/2021 có khoảng 1.500 học viên. Yamaura cho rằng số lượng học viên tăng có thể là do nhiều bạn trẻ đang mong muốn học ngoại ngữ để có cơ hội làm việc tại nước ngoài.

Trung tâm dạy học ngoại ngữ của Yamaura đã thuê quản lý mới hồi tháng 9 để “tiếp tục chiêu mộ và đào tạo đội ngũ nhân sự có thể gắn bó với công ty trong thời gian từ 10 đến 20 năm”. Anh có kế hoạch xây dựng và phát triển công ty của mình tại Myanmar trong những năm tới.

“Khi việc kinh doanh tại Myanmar trở nên ngày càng khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp lớn, những công ty Nhật Bản tư nhân lại đang đạt được những thành công ngoài mong đợi”, ông Keisuke Haga, Chủ tịch Growth Myanmar, một trong những doanh nhân đầu tiên thành lập doanh nghiệp Nhật Bản tại Myanma, chia sẻ.

Hương Vũ (Nikkei Asia)

Hương Vũ

Bình Luận

Tin khác

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang 'mộng du' và phụ thuộc vào phân bón Nga

Châu Âu đang "mộng du" và phụ thuộc vào phân bón Nga

(CLO) Một trong những nhà sản xuất phân bón cây trồng lớn nhất cho biết châu Âu đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga, giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mới đầu hè, sản lượng tiêu thụ điện tăng kỷ lục

Mới đầu hè, sản lượng tiêu thụ điện tăng kỷ lục

(CLO) Trong tuần qua, nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại và sản lượng điện tiêu thụ ngày đã được thiết lập. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp