Nhiều hàng hóa nhập khẩu từ Lào sắp được hưởng ưu đãi thuế

Thứ sáu, 22/10/2021 18:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 90/2021/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào từ ngày 4/10/2020 đến ngày 4/10/2023.

Danh mục hàng hóa có xuất xứ từ CHDCND Lào theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào ban hành kèm theo Nghị định này gồm: Phụ lục I - Danh mục hàng hóa được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế suất ATIGA của Việt Nam theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào.

nhieu hang hoa nhap khau tu lao sap duoc huong uu dai thue hinh 1

Nhiều hàng hóa nhập khẩu từ Lào sắp được hưởng ưu đãi thuế.

Phụ lục II - Danh mục hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào.

Phụ lục III - Danh mục hàng hóa được hưởng chế độ hạn ngạch thuế quan hằng năm theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào. Hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%.

Nghị định quy định hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ CHDCND Lào, trừ hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% nếu đáp ứng các điều kiện sau: Được nhập khẩu từ CHDCND Lào vào Việt Nam; Đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành về Quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan Việt Nam - Lào và phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan có thẩm quyền của nước CHDCND Lào cấp theo quy định.

Hàng hóa nhập khẩu được hưởng ưu đãi giảm 50% thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ATIGA

Nghị định quy định hàng hóa nhập khẩu từ CHDCND Lào thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bằng 50% thuế suất ATIGA quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định số 156/2017/NĐ-CP về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2018-2022 và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) nếu đáp ứng các điều kiện quy định.

Trong trường hợp thuế suất ATIGA cao hơn thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP  ngày 1/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế suất tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP (Biểu thuế MFN) và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có), thì áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt bằng 50% thuế suất quy định tại Biểu thuế MFN.

Nghị định nêu rõ, hàng hóa thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này sẽ không được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Nguyệt Hồ

Tags:

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô