Nhiều lãnh đạo Sở GD&ĐT bị khởi tố: Khi nhà quản lý giáo dục không phải là nhà sư phạm!

Thứ sáu, 24/09/2021 12:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia, khi chọn những nhà quản lý giáo dục mà không phải là những nhà sư phạm, những nhà giáo dục, người thầy đúng nghĩa thì không bao giờ thành công.

Chỉ trong năm 2021, liên tiếp những người từng giữ cương vị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ở Điện Biên, Quảng Ninh, Thanh Hóa bị bắt, khởi tố do liên quan đến đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục.

Việc này khiến nhiều thầy cô cảm thấy đau lòng nhưng nhiều người cho rằng họ không bất ngờ. Bởi từ lâu, niềm tin của thầy cô đối với lãnh đạo trong ngành đã không còn được như trước.

nhieu lanh dao so gddt bi khoi to khi nha quan ly giao duc khong phai la nha su pham hinh 1

Việc chọn sai người vào vị trí lãnh đạo trong giáo dục hệ lụy sẽ rất lớn.

Bài liên quan

“Ai cũng gù, người thẳng lưng trở thành khuyết tất”- lời của bị cáo Diệp Thị Hồng Liên (nguyên Phó trưởng phòng khảo thí – Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình) trong phiên tòa xét xử gian lận thi cử tại Hòa Bình trước đây vốn đã là hồi chuông cảnh tỉnh cho tình trạng tha hóa của cán bộ trong lĩnh vực quản lý giáo dục.

Tuy nhiên, dường như đã không có bài học nào được rút ra. Việc liên tiếp nhiều lãnh đạo ngành giáo dục các địa phương bị khởi tố cho thấy thực trạng này càng thêm nhức nhối.

Bàn về thực trạng nhiều giám đốc sở giáo dục và đào tạo bị khởi tố vì liên quan đến công tác đấu thầu thiết bị dạy học, thầy Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam cho rằng, đây là thực trạng đau lòng.

Chuyện lãnh đạo tham ô, tham nhũng, vi phạm pháp luật không chỉ có trong giáo dục mà nhiều ngành nghề đều có. Nếu nhìn tổng quát thì đó là vấn nạn của toàn xã hội.

Nhưng sai phạm trong giáo dục sẽ mang lại nhiều hệ lụy xấu cho xã hội và tương lai của học sinh.

Phân tích nguyên nhân, thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, sai lầm xuất phát từ việc quan niệm người quản lý từ hiệu trưởng, trưởng phòng, giám đốc sở thậm chí cao hơn chỉ đơn thuần là người quản lý.

“Quan điểm như vậy là không đúng và không đủ đối với lĩnh vực giáo dục. Tôi cho rằng, tất cả những người quản lý giáo dục trước hết phải là nhà giáo dục, người thầy chuẩn mực.

Người lãnh đạo trong giáo dục ngoài việc có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý thì trước hết họ phải là nhà giáo dục, nhà sư phạm. Chỉ có như thế khi ở cương vị lãnh đạo họ mới có tâm thế để ứng xử những vấn đề về giáo dục, có được những sáng kiến về giáo dục.

Chúng ta chọn lầm người, khi chọn những nhà quản lý giáo dục không phải là những nhà sư phạm, nhà giáo dục nên không bao giờ thành công. Việc bị khởi tố, xử lý về pháp luật là điều dễ xảy ra” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Do đó, theo chuyên gia này để xảy ra việc nhiều giám đốc sở giáo dục bị khởi tố, điều tra căn bản do chọn sai người.

Chỉ khi lựa chọn người đúng, người lãnh đạo là nhà giáo dục thì mới có được chính sách phục vụ tốt cho giáo dục.

Nhà giáo dục khi quản lý, trước hết phải là người lan tỏa phẩm chất năng lực của mình truyền cảm hứng cho thầy và trò.

Những lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo vi phạm như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thầy cô và học sinh.

Giáo viên sẽ mất niềm tin với cấp trên, họ không có chỗ nào để bấu víu, dựa dẫm về tinh thần, họ không tìm thấy người có thể sâu sát, giải quyết, chia sẻ, nâng đỡ họ.

“Người lãnh đạo phải đặt lợi ích của học trò, thầy cô giáo lên trên hết. Nếu lãnh đạo mà nghĩ  được như vậy thì không ai đi bớt xét dụng cụ, thiết bị dạy học.

Nếu lãnh đạo là nhà sư phạm, nhà giáo dục thì người ta còn đi tìm thêm nguồn lực cho giáo dục chứ không bớt xét nguồn lực của giáo dục.

Lãnh đạo giáo dục phải là nhà giáo dục, nhà sư phạm nêu gương chính bản thân mình, suy nghĩ cho thầy cô giáo, học trò chứ không phải suy nghĩ cho mình.

Đây là lời cảnh tỉnh chung cho công tác lựa chọn cán bộ lãnh đạo cho giáo dục từ cấp dưới lên cấp cao” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục