Nhiều người ngại đặt thức ăn mang về vì phí giao hàng tăng chóng mặt

Thứ bảy, 11/09/2021 15:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ít lựa chọn về món ăn cộng thêm mức phí giao hàng tăng ngất ngưỡng, nhiều người dân từ bỏ việc đặt thức ăn mang về.

Phí giao hàng cao, ít sự lựa chọn

Những ngày qua, nhiều người bày tỏ sự vui mừng trên mạng xã hội khi TP. HCM cho phép dịch vụ ăn uống bán mang về hoạt động trở lại. Nhưng khi tiến hành đặt thức ăn, người dùng ngã ngửa vì phí giao hàng quá cao.

nhieu nguoi ngai dat thuc an mang ve vi phi giao hang tang chong mat hinh 1

Chị Hoa phải trả 71.000 đồng cho đơn hàng mua trà sữa - Ảnh chụp màn hình

Bài liên quan

Thèm trà sữa, sáng nay (11/9), chị Nguyễn Hồng Hoa (phường Phước Long B, TP. Thủ Đức) mở app của Grab tìm được một quán cách nhà khoảng 2,3km. Đến phần thanh toán, chị Hoa tá hoả vì ly trà sữa chỉ 40.000 đồng trong khi phí giao hàng lên đến 31.000 đồng, tổng chi phí chị phải trả là 71.000 đồng.

“Tôi biết giữa hoàn cảnh dịch bệnh phí giao hàng sẽ cao hơn, nhưng không ngờ lại ngất ngưỡng như vậy, gần đến 80% giá ly trà sữa trong khi quán này rất gần nhà. Đành nhịn vậy”, chị Hoa nói.

Không ít người cũng ngại đặt hàng vì mức phí quá cao. Cùng hoàn cảnh, anh Nguyễn Thanh Bình (quận Bình Thạnh, TP. HCM) tìm đặt một tô bún bò. Tô bún có giá 45.000 đồng nhưng phí giao hàng đến 27.000 đồng. Theo đó, anh Bình phải trả 72.000 đồng để ăn một tô bún bò.

Bên cạnh đó, khách hàng cũng phàn nàn vì không có quá nhiều lựa chọn. Dự định sẽ đặt một tô hủ tiếu cho bữa trưa, chị Trần Cát My (quận 3, TP. HCM) tìm mãi không thấy quán gần nhà. Chị chuyển sang tìm quán cơm nhưng vẫn không có.

Vì thế, chị My đành đặt một chiếc bánh mì có giá 25.000 đồng tại một quán ăn cách nhà 0,7km, phí giao hàng mà chị phải trả là 27.000 đồng.

“Phí giao hàng quá cao, hơn món ăn đến 2.000 đồng. Nhưng bù lại các bác tài nhận đơn và giao hàng khá nhanh, chỉ mất khoảng 10-15 phút tôi đã nhận được ổ bánh mì”, chị My cho biết.

Mức phí cao để khích lệ tài xế

Theo diễn giải trên app, Grab cho biết mức phí cao hơn thường ngày để khích lệ các tài xế, đồng thời “giúp chúng tôi cải thiện dịch vụ giao hàng để phục vụ tốt hơn đến quý khách hàng, tăng thêm nhiều ưu đãi, giúp cho việc chọn lọc cửa hàng”.

Cũng xác nhận phí giao hàng tăng cao dù chỉ giao nội quận, Loship chỉ ra nguyên nhân chính đến từ việc khan hiếm shipper. "Hiện nay, nhu cầu cần giao hàng của người dân quá lớn, số lượng shipper được cấp phép hoạt động còn hạn chế dẫn đến tình trạng chênh lệch cung cầu và tỷ lệ hủy đơn hàng khá cao", đại diện Loship cho biết.

nhieu nguoi ngai dat thuc an mang ve vi phi giao hang tang chong mat hinh 2

Vì số lượng shipper hạn chế, tỷ lệ hoàn thành đơn hàng của Loship chỉ đạt gần 30%

Tình hình dịch còn nhiều diễn biến phức tạp cũng như tâm lý lo ngại dịch bệnh, sợ bị phạt dù được trang bị đầy đủ giấy tờ cần thiết khiến cho nhiều shipper chưa sẵn sàng quay trở lại hoạt động.

Với hơn 600 shipper, nhưng trong ngày 9/9 Loship nhận được đến 20.000 đơn đặt hàng, trong đó dịch vụ giao thức ăn chiếm khoảng 30%. Vì số lượng shipper hạn chế, tỷ lệ hoàn thành đơn hàng của hãng chỉ đạt gần 30%.

Để động viên shipper và giúp họ an tâm hoạt động, Loship có chính sách tăng gấp đôi thu nhập tối thiểu của họ trên mỗi đơn hàng, điều này dẫn đến giá ship hàng trong giai đoạn hiện tại tăng. Phần phí tăng này được hãng dùng hoàn toàn cho các chính sách tăng thu nhập và điểm thưởng cho shipper, tạo động lực làm việc và thúc đẩy tỷ lệ hoàn thành đơn cao hơn.

Hiện, Loship đang nỗ lực làm việc với Sở Công Thương và các cơ quan chức năng để gia tăng số lượng shipper đủ điều kiện hoạt động, từ đó giải quyết được tình trạng khan hiếm shipper và đáp ứng đủ nhu cầu người dân. "Một khi cán cân cung cầu được cân bằng thì chắc chắn rằng giá ship sẽ được điều chỉnh về mức bình thường", đại diện hãng nhận định.

Về phía shipper, anh Trần Tấn Tài (ngụ quận 7, TP. HCM) cho biết bản thân cảm thấy rất may mắn vì vẫn có thể hoạt động trong mùa dịch. Hiện anh cùng các shipper khác vẫn đang tuân thủ các quy định do TP. HCM đề ra, đặc biệt test Covid-19 mỗi 2 ngày/lần.

Kỳ Hoa

Bình Luận

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp