Nhiều nhà đầu tư năng lượng trên bờ vực phá sản vì cách tính giá điện mặt trời, điện gió mới

Thứ ba, 14/03/2023 12:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mới đây, 36 nhà đầu tư có các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp tại Việt Nam đã có “tâm thư” gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về một số kiến nghị khắc phục những bất cập trong việc xây dựng và cơ chế giá phát điện tại các dự án này.

2 quy định mới khiến nhà đầu tư điện mặt trời, điện gió gặp khó

Vào năm 2018, Chính phủ đã ban hành Quyết định 13 và Quyết định 39 về một số cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời, điện gió tại Việt Nam. Trong đó, 2 Quyết định này đã đưa ra mức giá mua điện rất hấp dẫn, khiến nhiều nhà đầu tư đổ dồn nguồn lực phát triển các dự án điện mặt trời, điện gió.

nhieu nha dau tu nang luong tren bo vuc pha san vi cach tinh gia dien mat troi dien gio moi hinh 1

Nhiều doanh nghiệp than khó vì khung giá điện mặt trời mới. (Ảnh: TN)

Tuy nhiên, chỉ có những dự án điện mặt trời vận hành trước ngày 1/1/2021 và các dự án nhà máy điện gió vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 mới được áp dụng cơ chế ưu đãi này.

Trong khi đó, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đã khiến một số dự án năng lượng tái tạo bị chậm tiến độ vận hành thương mại so với kế hoạch, nên đã lỡ hẹn với chính sách ưu đãi này. Đây đều là những dự án chuyển tiếp.

Đối với những dự án này đã phải chờ đợi trong thời gian dài, Chính phủ mới ban hành cơ chế giá phát điện mới làm tiền đề cho việc thỏa thuận bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Trong đó, Bộ Công Thương đã ban hành 3 văn bản, bao gồm Thông tư 15 về phương pháp xây dựng khung giá điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp; Quyết định 21 về ban hành khung giá điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp và Thông tư 01 quy định thực hiện phát triển dự án điện gió, điện mặt trời và hợp đồng mua bán điện mẫu.

Tuy nhiên, các quy định tại Quyết định 21 và Thông tư 01 đã khiến các nhà đầu tư này “ngồi trên đống lửa”, vì có thể trở thành yếu tố khiến doanh nghiệp phá sản.

Ông Trần Minh Dũng, Giám đốc điều hành dự án điện gió Yang Trung và Chơ Long, Gia Lai chia sẻ: Riêng việc chậm ban hành khung giá điện mới đã gây ra gián đoạn về cơ chế thủ tục hành chính, gây ra hoang mang cho các nhà đầu tư vào ngày năng lượng.

Trong khi đó, ông Bùi Văn Thịnh, đại diện Hiệp hội điện gió và mặt trời tỉnh Bình Thuận cho biết:  Tại Quyết định 21 một số quy định về mặt thủ tục hành chính, nhóm nhà đầu tư đánh giá là chưa phù hợp. Dường như, Bộ Công Thương đã quá vội vàng khi ban hành Quyết định này.

Ông Bùi Văn Thịnh phân tích: Quyết định 21 được ban hành trong bối cảnh Bộ Công Thương chưa đảm bảo việc thẩm định và lấy ý kiến kỹ lưỡng. Việc giao cho EVN/EPTC làm công tác xác định giá và sử dụng kết quả đề xuất chưa qua tham vấn với bên tư vấn độc lập là chưa phù hợp.

Chưa kể, cơ chế phát giá điện theo quy định mới chưa được Bộ Công Thương đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Cũng trong Quyết định 21, một số nội dung văn bản cũng chưa phù hợp, hậu quả khiến kết quả tính toán giá phát điện của EVN không đảm bảo được nguyên tắc tỷ suất lợi nhuận sau thuế đạt 12% cho nhà đầu tư. Đồng thời, tương quan giữa giá phát điện của các dự án điện gió và thực tế giá bán lẻ điện bình quân của EVN gần đây đã tăng lên.

Với Thông tư 01, ông Thịnh cho rằng, trong khi các cấp lãnh đạo đang muốn xây dựng chính sách đột phá để tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy phát triển năng lượng sạch, ưu tiên sử dụng điện gió và điện mặt trời, thì Thông tư 01 đang làm điều ngược lại, với các chính sách bất lợi hơn trước.

Trong đó, Thông tư 01 đã bỏ 3 nội dung quan trọng, đó là bãi bỏ thời hạn áp dụng giá mua điện trong thời hạn 20 năm, bãi bỏ điều khoản chuyển đổi tiền mua điện sang USD, bãi bỏ điều khoản về trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng từ dự án điện gió nối lưới tại điểm giao nhận.

“Cùng với một khung giá điện bất hợp lý tại Quyết định 21 kết hợp với việc xóa bỏ các chính sách khuyến khích theo Thông tư 01 sẽ làm thay đổi mô hình tài chính, làm mất khả năng tiếp cận vốn vay và quản lý rủi ro của dự án, khiến nhà đầu tư đứng trước nguy cơ thất bại về tài chính, phá sản và làm các nhà đầu tư tiềm năng khác không dám đầu tư vào ngành này”, ông Thịnh nêu.

Phải đảm bảo tỷ suất lợi nhuận sau thuế của nhà đầu tư đạt 12%

Trước những khó khăn nêu trên, nhóm 36 nhà đầu tư có 4 đề xuất, kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét.

nhieu nha dau tu nang luong tren bo vuc pha san vi cach tinh gia dien mat troi dien gio moi hinh 2

Các doanh nghiệp kiến nghị phải đảm bảo tỷ suất lợi nhuận sau thuế đạt 12%. (Ảnh: CP)

Thứ nhất, nhóm nhà đầu tư đề xuất tính toán lại khung giá điện tại Quyết định 21. Theo đó, việc xây dựng lại cách tính khung giá điện mới phải thuê đơn vị tư vấn độc lập và tuân thủ các yêu cầu về tham vấn với Hội đồng Tư vấn và Bộ Tài chính nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch.

Bên cạnh đó, nhóm nhà đầu tư kiến nghị xem xét các phương án tính toán khung giá điện, để đảm bảo tỷ suất lợi nhuận sau thuế của nhà đầu tư đạt 12%.

Thứ hai, các nhà đầu tư kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương ban hành các thông tư mới về các hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện gió chuyển tiếp và các dự án điện mặt trời chuyển tiếp.

Các hợp đồng này này cần giữ các chính sách khuyến khích như thời hạn áp dụng giá mua điện cho dự án chuyển tiếp là 20 năm, cho phép chuyển đổi sang tiền USD và được điều chỉnh theo biến động tỷ giá đồng/USD hoặc có quy định về tỷ lệ lạm phát/trượt giá trong giá phát điện.

Đồng thời, quy định trách nhiệm mua toàn bộ sản lương điện từ dự án năng lượng tái tạo với giá mua điện tại điểm giao nhận.

Thứ ba, nhóm nhà đầu tư kiến nghị cho phép huy động công suất các nhà máy đã hoàn tất xây dựng. 

Nhóm nhà đầu tư phân tích, việc tính toán, xây dựng cơ chế giá mới sẽ mất nhiều thời gian. Do đó, trong thời gian chờ đợi, nhóm nhà đầu tư mong muốn cơ quan chức năng cho phép các dự án đã hoàn tất xây dựng được đưa vào vận hành thương mại.

Số lượng điện phát sinh này có thể được ghi nhận vào lưới điện, sau khi có quy định mới sẽ căn cứ vào và bù - trừ sau. Việc cho phép huy động công suất như trên không chỉ đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư, mà còn tránh lãng phí tài nguyên điện sách, góp phần an ninh năng lượng.

Cuối cùng, nhóm nhà đầu tư mong muốn hoàn thiện cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA). Cơ chế DPPA sẽ là phương án bổ sung cần thiết để các nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo có thể đi vào hoạt động và thu hồi vốn từ nhiều kênh tiềm năng khác nhau.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Chuyên gia: Gói giải cứu nhà ở của Trung Quốc là quá nhỏ để chấm dứt khủng hoảng

Chuyên gia: Gói giải cứu nhà ở của Trung Quốc là quá nhỏ để chấm dứt khủng hoảng

(CLO) Doanh số bán nhà mới của Trung Quốc giảm nhanh hơn trong những tháng gần đây, khi các hộ gia đình ngày càng thích mua nhà trên thị trường thứ cấp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngắm tuyết giữa mùa hè tại Australia chỉ từ 0 đồng cùng Vietjet

Ngắm tuyết giữa mùa hè tại Australia chỉ từ 0 đồng cùng Vietjet

(CLO) Tiếp nối chuỗi hoạt động chào hè rực rỡ, Vietjet mang tới cho hành khách ưu đãi hấp dẫn đón mùa đông tại “xứ sở chuột túi” với vé bay khứ hồi hạng Eco chỉ từ 0 đồng (chưa bao gồm thuế, phí), tặng thêm 20kg hành lý ký gửi, suất ăn nóng tươi ngon. Chương trình áp dụng cho khách đặt vé tại website www.vietjetair.com, ứng dụng di động Vietjet Air từ nay đến hết ngày 10/06/2024, với thời gian bay không giới hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tái hiện “góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tái hiện “góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì

(CLO) Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại TP.HCM vừa qua.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhà giàu Mỹ cũng bắt đầu “thắt lưng buộc bụng”

Nhà giàu Mỹ cũng bắt đầu “thắt lưng buộc bụng”

(CLO) Những người Mỹ giàu có thường đóng vai trò ngày càng tăng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà bằng chi tiêu của họ. Tuy nhiên những ngày vung tiền như không có ngày mai của họ có thể sắp kết thúc, CNN đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thêm 2 phiên đấu thầu vàng miếng SJC trong tuần này

Thêm 2 phiên đấu thầu vàng miếng SJC trong tuần này

(CLO) Tuần này (từ ngày 20-24/5), NHNN tiếp tục tổ chức 2 phiên đấu thầu vàng, khối lượng vàng đấu thầu vẫn ở mức 16.800 lượng mỗi phiên.

Thị trường - Doanh nghiệp