Nhìn từ cách làm của Agribank

Thứ năm, 27/09/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Xử lý nợ xấu là vấn đề nan giải. Tuy nhiên, sau 01 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng đã giảm xuống còn khoảng 2%; riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2018, tỷ lệ này duy trì ở mức 1,98%. Agribank đã làm thế nào để đạt được con số khá ấn tượng đó?

Chương trình hành động với những giải pháp rất cụ thể

Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ra đời được đánh giá như chiếc chìa khóa tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng, thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đảm bảo sự an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của Nghị quyết 42, chưa đầy 01 tháng ngay sau ngày Quốc hội công bố Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, ngày 20/7/2017, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số
06/CT-NHNN và Kế hoạch hành động của toàn ngành về xử lý nợ xấu để triển khai Nghị quyết này. Ngay sau khi có văn bản chỉ đạo của NHNN, Agribank đã đưa ra chương trình hành động với những giải pháp rất cụ thể, quyết liệt, đồng thời tổ chức Hội nghị toàn hệ thống để quán triệt tinh thần, nội dung chỉ đạo, cũng như triển khai những cơ chế để xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42.

Sau khi tham dự hội nghị do Thống đốc NHNN tổ chức, Agribank đã tập trung triển khai trong toàn hệ thống: (I) Thành lập 02 Trung tâm xử lý nợ xấu tại khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam; (II) Củng cố tăng cường năng lực hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank; (III) Tổ chức rà soát, xây dựng, tập huấn quy chế thu giữ tài sản đảm bảo, giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo, bán nợ xấu cho Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) theo giá thị trường; (IV) Chủ động thực hiện tổng điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các khoản nợ xấu đến thời điểm 15/8/2017; Miễn, giảm lãi tồn đọng theo thời hạn trả nợ gốc…

Báo Công luận
Lãnh đạo Agribank và Agribank Thanh Hóa trong cuộc họp về tình hình nợ xấu và giải pháp xử lý rốt ráo các gói cho vay. 

Cụ thể, với mục tiêu được quán triệt ngay từ đầu gắn xử lý nợ xấu với việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh, vì vậy, trong các phương án xử lý nợ của Agribank có cả phương án chấp nhận giảm lãi suất để góp phần hỗ trợ khách hàng trả nợ. Bên cạnh đó, Agribank phối hợp với VAMC và các đơn vị có liên quan triển khai một số chính sách động viên, khuyến khích khách hàng trả nợ ngân hàng. Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank Trịnh Ngọc Khánh, ngoài việc ban hành văn bản về miễn, giảm lãi theo hướng tổng điều chỉnh giảm lãi suất của tất cả các khoản nợ xấu phát sinh trước ngày 15/8/2017 (ngày Nghị quyết 42 có hiệu lực), Agribank cũng áp dụng cơ chế miễn 100% lãi quá hạn; miễn, giảm lãi đối với khách hàng khó khăn, thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhanh nhất với mức miễn, giảm lãi cao nhất có thể lên tới 100% số lãi tồn đọng. Với chính sách và cơ chế này, số lãi mà Agribank có thể miễn, giảm lên tới vài chục ngàn tỷ đồng. 

Bên cạnh đó, Agribank sẽ thực hiện cho vay hỗ trợ khó khăn đối với tất cả khách hàng có nợ đã xử lý rủi ro, đã bán.... nay có nguyện vọng, khả năng và điều kiện khôi phục sản xuất, từng bước tạo nguồn trả nợ ngân hàng. Đây có thể coi là chính sách ưu đãi với khách hàng đang có nợ xấu…

Tiếp tục tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt sử dụng đồng bộ các giải pháp

Việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả nội dung Nghị quyết 42 của Quốc hội, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đến toàn hệ thống và toàn thể cán bộ, nhân viên Agribank đã giúp cho Agribank thu được những kết quả rất đáng khích lệ. Đến 15/08/2018, Agribank đã thu hồi và xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 là 60.105 tỷ đồng, chiếm 36,32%/tổng số nợ còn phải xử lý, thu hồi; trong đó: Thu đã bán cho VAMC 5.515 tỷ đồng chiếm 13,8% nợ đã bán (39.907 tỷ đồng); Thu nợ đã xử lý rủi ro (XLRR) 6.921 tỷ đồng, chiếm 14,8% nợ đã XLRR (46.698 tỷ đồng); Thu và xử lý nợ xấu nội bảng 34.402 tỷ đồng; Thu và xử lý nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ theo quyết định 780, Thông tư 09, Nghị định 55 là 15.093 tỷ đồng,...

Đó thực sự là những con số ấn tượng. Tuy nhiên, ngành ngân hàng nói chung, ngân hàng Agribank nói riêng nhận thức rất rõ rằng để triển khai Nghị quyết 42 đạt hiệu quả hơn nữa, sẽ cần sớm nghiên cứu, điều chỉnh, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn. 

So với pháp luật hiện hành, Nghị quyết 42 đã cho phép áp dụng nhiều chính sách mới về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán nợ xấu, góp phần xử lý nhanh nợ xấu của hệ thống các TCTD, dù vậy, sau 01 năm triển khai Nghị quyết này đã xuất hiện một số vướng mắc cần tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Cụ thể như: Công tác quản trị rủi ro tín dụng đã được nghiên cứu triển khai nhưng vẫn còn thiếu một số công cụ hỗ trợ quản lý rủi ro. Thông tư 13/2018/TT-NHNN của NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài mới được ban hành, cần có thời gian để triển khai thực hiện. Các khách hàng sau xử lý hầu hết gặp khó khăn về tài chính, nguồn trả nợ chủ yếu từ việc phát mại tài sản bảo đảm (TSBĐ), tuy nhiên quá trình xử lý TSBĐ lại gặp khó khăn, vướng mắc.

Báo Công luận
Agribank đã thu hồi và xử lý gần 58.000 tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết 42. 

Mặc dù đã có sự phối hợp giữa các bên liên quan, song để việc triển khai Nghị quyết 42 đạt hiệu quả hơn nữa, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, quyết liệt giữa các đơn vị liên quan, tránh tình trạng TCTD đơn độc trong xử lý nợ xấu.

Mặt khác, tại Việt Nam, việc triển khai mua bán nợ xấu của các TCTD chưa tạo lập được một thị trường mua bán nợ thật sự chuyên nghiệp. Các nhà đầu tư có nhu cầu mua bán khoản nợ vẫn còn tâm lý e ngại nên hoạt động này chưa thật sự sôi động, chưa có nhiều thương vụ lớn, chủ yếu mới dừng lại ở việc bán nợ theo phương thức chuyển khoản nợ đã bán thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt sang bán nợ theo giá thị trường cho VAMC…

Với mục tiêu quyết liệt cùng ngành Ngân hàng xử lý nợ xấu và ngăn ngừa nợ xấu quay lại thời gian tới, đặc biệt tập trung tối đa mọi nguồn lực để xử lý thu hồi nợ sau xử lý nhằm tăng năng lực tài chính trước khi Cổ phần hóa theo lộ trình vào năm 2019, Agribank xác định nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động này đó là tiếp tục tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt sử dụng đồng bộ các giải pháp để xử lý thu hồi nợ đảm bảo theo kế hoạch đã đề ra. Agribank cũng như các TCTD khác mong muốn các Bộ, Ban Ngành liên quan bám sát Chỉ thị 32 của Thủ tướng Chính phủ, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể về một số nội dung như: Hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc nộp thuế khi xử lý TSBĐ của khách hàng trước khi thực hiện thu hồi nợ vay đúng theo tinh thần của Nghị quyết 42; hướng dẫn thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng TSBĐ; quy định rõ trách nhiệm thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ TSBĐ; Tập trung quyết liệt hơn nữa trong giải quyết dứt điểm các vụ việc đang thi hành án; Hướng dẫn chỉ đạo về việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết 42... Đồng thời, cùng ngành Ngân hàng  tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Nghị quyết 42, qua đó giúp người dân hiểu rõ hơn về xử lý nợ xấu, nhằm gia tăng hơn nữa ý thức trả nợ của khách hàng.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2022 theo chỉ đạo của NHNN về thí điểm triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14, nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý thu hồi nợ, Agribank xác định tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý, thu hồi nợ, linh hoạt áp dụng có hiệu quả các cơ chế về xử lý nợ tại Nghị quyết 42 như: miễn, giảm lãi, phí; thu giữ, xử lý TSBĐ; sử dụng dịch vụ xử lý nợ của VAMC; bán khoản nợ đã bán cho VAMC theo giá trị trường… Việc phát mại TSBĐ được Agribank quán triệt phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng pháp luật.           

PV

Tin khác

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Nhà hàng, quán nhậu “vỡ trận” dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội luôn trong trạng thái đông nghịt khách vào giờ cao điểm, nhiều nơi kín chỗ với công suất 100%. Giá cả vẫn được cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giữ ổn định dù chịu áp lực lớn từ giá đầu vào tăng mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói 'cần thiết'

Đề xuất gây tranh cãi mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng, Bộ Công Thương nói "cần thiết"

(CLO) Bộ Công Thương cho rằng, việc đưa ra quy định mua điện mặt trời mái nhà với giá 0 đồng là cần thiết và phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15%, Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD

(CLO) Cổ phiếu Tesla tăng kỷ lục 15% giúp tỷ phú Elon Musk có thêm 14,5 tỷ USD chỉ sau 1 đêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

Thị trường dịp lễ 30/4 - 1/5: Giá thực phẩm ổn định, sức mua giảm

(CLO) Trong dịp lễ 30/4 - 1/5, do sức mua thấp, lượng hàng hoá đổ về các chợ truyền thống giảm nhẹ, giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, trái cây đều ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp