Nhu cầu chip tăng vọt, các “gã khổng lồ” mạnh tay tăng đầu tư hàng tỷ USD

Thứ hai, 07/02/2022 06:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các tập đoàn sản xuất chất bán dẫn trên khắp thế giới đang lần lượt công bố các khoản đầu tư lớn vào nghiên cứu và mở rộng sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao khi tình trạng thiếu chip trên toàn cầu ngày một gia tăng.

TSMC, hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới và có vốn hóa thị trường hơn 600 triệu USD, cam kết đầu tư 100 tỷ USD trong vòng 3 năm để đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tăng sản lượng chup cung ứng toàn cầu.

nhu cau chip tang vot cac ga khong lo manh tay tang dau tu hang ty usd hinh 1

Nhu cầu tăng vọt, các “gã khổng lồ” mạnh tay chi hàng tỷ USD sản xuất chip. Ảnh: Getty Images/South China Morning Post.

Hồi tháng 1 vừa qua, hãng sản xuất chip Đài Loan tuyên bố sẽ tăng ngân sách đầu tư của năm 2022 lên 47%, tương đương 4 tỷ USD, lên 44 tỷ USD cho tăng năng lực sản xuất. Mức ngân sách đầu tư trong năm ngoái của hãng này là 30 tỷ USD.

Cụ thể, TSMC đang xây dựng một nhà máy trị giá 12 tỷ USD tại Phoenix, bang Arizona (Mỹ) và một nhà máy tại Nhật Bản để tăng công suất các loại chip điện tử.

Đẩy mạnh đầu tư

TSMC không phải là nhà sản xuất chip điện tử duy nhất đầu tư hàng tỷ USD vào nâng cấp và phát triển các nhà máy công nghệ cao, vốn thường mất từ 3 - 4 năm để vận hành theo quy trình.

Theo CNBC, một gã khổng lồ khác là Intel vào hồi tháng 3 năm ngoái đã từng công bố kế hoạch chi 20 tỷ USD vào hai nhà máy sản xuất chip mới tại bang Arizona (Mỹ). Tập đoàn này đã hiện diện tại Arizona hơn 40 năm qua và đây là bang có hệ sinh thái chất bán dẫn lâu đời. Các công ty chip lớn khác có mặt tại Arizona bao gồm On Semiconductor, NXP và Microchip.

nhu cau chip tang vot cac ga khong lo manh tay tang dau tu hang ty usd hinh 2

TSMC là hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới và có vốn hóa thị trường hơn 600 triệu USD. Ảnh: The Guardian.

Samsung, công ty lớn nhất Hàn Quốc, vẫn chưa công bố kế hoạch cụ thể nào trong năm 2022, nhưng cuối tháng 12 họ cũng tiết lộ đã chi 90% của vốn đầu tư trị giá 48,2 nghìn tỷ won (40 tỷ USD) vào lĩnh vực kinh doanh chip trong năm ngoái.

Trong năm 2021, các công ty bán dẫn toàn cầu đã chi 146 tỷ USD nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất, theo báo cáo của hãng nghiên cứu Gartner. TSMC, Samsung và Intel – ba trong số các hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới – đã chiếm tới 60% trong tổng mức đầu tư trị giá 146 tỷ USD, khoảng 90 tỷ USD.

Bên cạnh các gã khổng lồ, một số các hãng sản xuất chip ít tên tuổi hơn cũng đang có kế hoạch tăng đầu tư cho sản xuất trong năm nay.

Infineon – nhà sản xuất chip lớn nhất châu Âu có trụ sở tại Munich – vào hôm 2/2 đã cho biết sẽ chi thêm 2,4 tỷ euro (khoảng 2,7 tỷ USD) nhằm mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng vọt.

Trong khi đó, hãng sản xuất chip ST Micro cho biết hiện họ đang lên phương án tăng gấp đôi các khoản đầu tư trong năm nay, thậm chí lên tới 3,6 tỷ USD nhằm củng cố nguồn cung. Vào năm ngoái, công ty có trụ sở chính tại Geneva (Thụy Sĩ), có khách hàng lớn nhất bao gồm nhà sản xuất xe điện Tesla và nhà sản xuất iPhone Apple, đã chi 1,8 tỷ Usd để mở rộng sản xuất.

Liệu có cần thiết?

Ông Glenn O’Donnell - Giám đốc nghiên cứu tại công ty phân tích Forrester, chia sẻ với CNBC rằng một vài hãng sản xuất chip khác như Nvidia, AMD hay Qualcomm không cần đầu tư khoản vốn lớn đến vậy nhưng vẫn thành công.

“Họ thiết kế ra con chip rồi từ đó ký hợp đồng với bên thứ ba như TSMC để sản xuất chip”, ông O’Donnell chia sẻ.

Mặc dù các hãng sản xuất đang đẩy mạnh đầu tư số tiền khủng, ngành này vẫn đang chật vật tìm cách đáp ứng đủ nhu cầu. Chip điện tử được sử dụng trong hầu hết mọi thứ, từ ấm nước, máy giặt, tai nghe, máy bay chiến đấu hay hệ thống phòng thủ tên lửa. Rất nhiều sản phẩm khác, như xe hơi, chứa hàng tá loại chip.

Về ngắn hạn, ông dự báo sự phục hồi từ tình trạng thiếu chip sẽ rất “khó khăn”. Còn về dài hạn, nguy cơ vượt cung cầu sẽ “ít xảy ra” vì sẽ mất một thời gian để xây dựng các nhà máy sản xuất chip mà hãng công bố gần đây.

Một vài công ty trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn cũng được hưởng lợi nhờ các khoản đầu tư mạnh tay của các ông lớn trong ngành sản xuất chip.

“Hãy học tập cách làm của ASML, Applied Materials và Air Products”, ông O’Donnell như vậy. “Họ là nhà cung cấp chính cho xây dựng nhà máy và chúng ta chuẩn bị đón chờ đấy.”

Hương Vũ (Theo CNBC)

Bình Luận

Tin khác

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

Việt Nam vượt mặt Nhật Bản khi xuất khẩu hải sản sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

Diễn đàn chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững: Cơ hội và thách thức

(CLO) Diễn đàn Chuyển đổi số, Chuyển đổi xanh, Thúc đẩy tăng trưởng bền vững sẽ là một bước quan trọng trong việc thảo luận, chia sẻ ý kiến và đề xuất các giải pháp tiên tiến để đối mặt với những thách thức và khai thác những cơ hội trong thời đại số hóa và bảo vệ môi trường.

Thị trường - Doanh nghiệp