Những ‘cây thiêng’ trong Khu Di tích Đại thi hào Nguyễn Du

Thứ năm, 16/07/2020 15:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du có 3 cây cổ thụ sống trên 300 tuổi, đó là cây Muỗm, cây Nóng và cây Rói. Tương truyền, 3 "cây thiêng" này có ý nghĩa tượng trưng cho 3 người con thông minh, đỗ đạt của cụ Nguyễn Quỳnh - ông nội Đại thi hào Nguyễn Du.

Cây Nóng - một trong 3 cây cổ thụ tại Khu di tích Nguyễn Du

Cây Nóng - một trong 3 cây cổ thụ tại Khu di tích Nguyễn Du

Khu di tích Nguyễn Du nằm trên địa phận thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, có bề dày lịch sử trên 400 năm với tổng diện tích khoảng 28.562 m2. Hiện nay, Khu di tích của gia đình Đại thi hào Nguyễn Du đã được Nhà nước công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Khu di tích gồm các hạng mục chính như: Nhà tư văn do Quận công Nguyễn Nghiễm dựng tại khu vườn của ông tổ họ Nguyễn năm 1785, được tu sửa vào các năm Tự Đức thứ 3 (1850) và Tự Đức thứ 13 (1860). Ban đầu, đây là địa điểm tụ hợp bình thơ, bình văn của các nhà khoa bảng trong vùng. Nhà thờ Nguyễn Du được dựng năm 1820, tại khu vực vườn nhà Nguyễn Du, thuộc xóm Tiền, thôn Lương Năng. Đàn tế và bia đá Nguyễn Quỳnh do Nguyễn Nghiễm cùng người em là Nguyễn Trọng dựng năm 1762, để báo hiếu công ơn sinh thành của cha mẹ. Các hạng mục khác như: Khu lăng Văn Sự, Nhà trưng bày, Khu vườn cũ và mộ của Đại thi hào Nguyễn Du, Đền thờ và mộ Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm, Đền thờ và mộ Nguyễn Trọng.

Cây Muỗm

Cây Muỗm

Sinh thời cụ Nguyễn Quỳnh – ông nội Nguyễn Du, có 9 người con (6 trai, 3 gái), vì tinh thông lý số, giỏi tính toán chuyện hậu thế, cụ Nguyễn Quỳnh biết trong 6 người con trai sẽ có 3 người đậu đạt làm quan nên cụ đã trồng 3 cây Muỗm (cây Xoài), cây Bồ Lỗ (cây Nóng) và cây Rói để tượng trưng cho 3 đứa con thông minh, đỗ đạt của mình.

Quả đúng như dự đoán của cụ Nguyễn Quỳnh, không lâu sau đó 3 người con của cụ là Nguyễn Huệ (con trai trưởng), Nguyễn Nghiễm (con trai thứ, thân sinh cụ Nguyễn Du) và Nguyễn Trọng đã đỗ đạt cao và làm quan lớn dưới triều đình. Trong đó, năm 1762 Nguyễn Nghiễm được triều đình nhà Lê phong đến chức Tể tướng.

Ngoài ra, 3 cây cổ thụ này còn là chốn dừng chân nghỉ ngơi của 3 người con cụ Nguyễn Quỳnh sau những chặng đường dài, mỗi khi muốn về thăm cha hoặc gặp gỡ bạn bè cùng hầu bàn chuyện thế sự, văn chương.

Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du

Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du

Năm 1965, khu di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin và tỉnh Hà Tĩnh quy hoạch, trở thành Khu di tích quốc gia đặc biệt. 3 cây cổ thụ đã trở thành những di tích sống, được bảo vệ và chăm sóc chu đáo. Đáng tiếc, năm 1982 một trận bão quá mạnh đã quật đổ cây Rói. Tuy nhiên, 2 cây còn lại mặc dù đã trên 300 tuổi vẫn rợp bóng xanh, hàng năm hoa trái xum xuê, là nơi trẻ em trong làng tụ tập vui chơi, múa hát.

Hiện nay, mỗi năm, Khu di tích của Đại thi hào Nguyễn Du đón hàng vạn lượt khách đến tham quan. Mỗi lần ghé thăm khu di tích, du khách thường rủ nhau tới ngắm 2 cây cổ thụ, chụp ảnh lưu niệm và nghe giới thiệu về sự tích 3 "cây thiêng" và dòng họ Nguyễn làng Tiên Điền.

Phan Hùng

                                                                                          

Tin khác

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa