Những đứa trẻ không cha

Thứ sáu, 03/04/2015 21:27 PM - 0 Trả lời

Những đứa trẻ không cha

(NB&CL) - Khi cất tiếng khóc chào đời là những đứa trẻ chưa từng thấy mặt cha. Các bà mẹ với sức đề kháng còn yếu ớt lúc mới sanh con cũng không thể nuôi nỗi những hài nhi tội nghiệp. Sản hậu, nghèo đói, chết sớm… để lại những gương mặt tuổi thơ ngơ ngác bước vào đời với một cuộc sống đắng cay, tủi phận.
 
 
 
Báo Công luận 
 
Hai đứa trẻ ngơ ngác khi nhìn bàn thờ mẹ đang nằm lộ thiên trong căn nhà đổ nát. 
 
Cha hờ… mẹ khổ
 
Những cuộc tình ngoài hôn thú trong xã hội ngày nay không phải là ít. Những đứa con vô thừa nhận cũng từ đó mà nhiều. Đó là một hệ lụy đau lòng khi người phụ nữ đặt niềm tin không đúng chỗ vàongười đàn ông “dám chơi không dám chịu”. Trường hợp của bà Trương Thị Dung ngụ tại thôn Hòa Đa, xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên là một ví dụ điển hình. Là người đàn ông đã có vợ, có con nhưng ông C vẫn tìm đến bà Dung như một người hào hoa độc thân vui tính. Bà đâu thể ngờ là khi nghe tin mình mang bầu hai đứa nhỏ, người tình đã vội vàng trở mặt... bỏ rơi. Kết quả của cuộc tình “mật ngọt” này là hai bé trai sanh đôi kháo khỉnh. 
 
Phụ nữ mới sanh con còn nằm trên “giường cử” thì đâu thể làm được gì để nuôi bé. Rơi vào tình thế nguy khốn, để cứu con mình thoát khỏi thảm cảnh ngoài ý muốn, người mẹ này đành phải cắn răng mà cho người khác một đứa con mới sinh của mình. Thời gian cứ thấm thoát trôi qua, người cha của 2 đứa bé sống cách nhà không xa nhưng đã hơn 10 năm nay chưa một lần ghé thăm con. Bà Dung cùng con nhỏ phải vá víu nhau sống lay lắt khổ cực qua ngày tháng. Hàng xóm thương tình nên cũng đùm bọc mà giúp từng chén cơm bát nước, rồi cũng cất được cái nhà nhỏ trú mưa che nắng. “Ngoài căn nhà ra tôi không có điều kiện nào khác để mưu sinh, đành phải chọn cách đi phục vụ cho một quán cháo lòng không lương để ăn cơm trừ công. Nhiều lần xin chính quyền địa phương cấp hỗ trợ cho một mảnh đất nông nghiệp nhỏ để làm kế sinh nhai nuôi con mà chưa được” bà Dung cho biết.
 
Cảm động nhất vẫn là cảnh anh em ly tán, mẹ con ly biệt. Đứa nhỏ ở lại cùng mẹ tên là Đình Văn rất dễ thương và học giỏi. Người anh sinh đôi được cho đi có ngoại hình giống như đúc đứa em mình ở lại, chỉ khác nhau là sống trong gia đình khá giả nên mập mạp to khỏe hơn nhiều. Ai thấy cũng phải khóc theo khi thỉnh thoảng lại chứng kiến cảnh bà Dung đứng ngoài hàng rào trường học của đứa con lớn mà sụt sùi nước mắt! Đành chịu, bởi lúc giao con cho cha mẹ nuôi của nó chắc bà phải làm cam kết là không được nhìn nhận lại. Lúc khóc, người ta nghe bà thì thầm nức nở: “Phải chi anh đừng phụ em, ba đừng bỏ con!”
 
Con không nhà
 
Trường hợp của hai anh em nhà họ Phạm, họ Đỗ ngụ cùng thôn còn “thê thảm” hơn nhiều. Anh trai là Phạm Ngọc Phước (1995), em gái là Đỗ Thị Hồng Hạnh (1999). Mẹ mất từ khi anh học lớp 6, em học lớp 2. Cũng chính bởi lý do hai em chưa bao giờ biết mặt cha nên người mẹ phải lao động cật lực từ lúc các em chào đời. Sức lực đàn bà đâu phải như đàn ông, rơi vào cảnh này mấy ai không kiệt sức, buồn đau, sản hậu… rồi đột quỵ mà qua đời, bỏ lại hai đứa con nít với sức đề kháng còn non nớt chưa biết làm gì để sống trong một ngôi nhà xin đất cất nhờ, ở tạm. Vì là nền nhà được san lấp trên một dòng suối cạn trước kia nên sau khi mẹ mất chưa lâu thì căn nhà cũng đổ sập. Rất may lúc nhà sập cả hai đứa đều đi bán cháo lòng để ăn cơm trừ công cùng chỗ với bà Dung.
 
Bà H một người hàng xóm của hai đứa trẻ bức xúc cho biết: Những người cha của hai anh em tụi nhỏ ở cách đây cũng không xa. Một người mới đây bị tâm thần đã đành, còn người kia biết là con ruột của mình đang phải khổ sở mưu sinh từng ngày mà cũng đành lòng đứng ngoài cuộc một cách vô tâm. Đã dám sinh nó ra sao lại thiếu bản lĩnh và trách nhiệm làm cha? Từ ngày mẹ mất, nhà sập, hai anh em cùng mẹ khác cha này đã được một người chị bà con xa nhận về nuôi và cho đi học. Người anh đã nghỉ học từ khi hết cấp 2 vì lý do là không có tiền để học tiếp, còn em gái thì năm nay đang học lớp 8. Hàng ngày, hai đứa phải thức dậy từ lúc 4h30 sáng để phụ bán cháo lòng. Tới giờ thì em đi học, anh ở lại bán cho tới ca chiều chờ em gái về phụ đến khoảng 15h mới được nghỉ. Tối đến thì các em ngủ lại luôn ở quán cháo.
 
Nhìn thể tạng xanh xao yếu gầy của hai đứa nhỏ, tôi hỏi: Thế chứ mỗi tháng hai đứa nhận lương được bao nhiêu? Em Ngọc Phước trả lời: Không có lương đâu, chỉ cần chị cho hai đứa con ăn cơm và dành thời gian cho em Hạnh đi học thì coi như tụi con vui vẻ mà cố gắng làm hết mình để đáp trả ơn tình cho chị rồi. Tôi hỏi tiếp, căn nhà hoang tàn đổ nát như vậy tới giỗ mẹ thì cúng ở đâu, cúng bằng gi? Em Phước tiếp lời: Chị có cho ít tiền để mua trái cây, rồi lấy tấm manh bao trải ngoài sân mà cúng mẹ. Dòng họ không ai chịu rước bàn thờ của mẹ con về cả nên tụi con rất mong có được một ngôi nhà dù rất nhỏ để có chỗ thờ mẹ, có chốn cho hai anh em đi về hàng ngày đốt nhang cho mẹ ấm, chứ để mẹ ngoài trời nắng mưa như vậy tụi con thương quá nhưng đâu biết phải làm sao?
 
Những bài học nhãn tiền về cảnh thiếu mẹ cha mà ra đời lêu lổng rồi phạm pháp cũng đã trải dài trên mặt báo. Vậy mà, những câu hỏi bế tắc, cảm động lòng người của hai đứa nhỏ đã nhiều lần tới tai mấy ông cha hờ, tới tận chính quyền sở tại xã An Mỹ nhưng tất cả đều vờ như không ai nghe thấy! Có lẽ tiếng kêu còn non nớt của mấy đứa trẻ có số phận kém may mắn này sẽ chẳng thấm vào đâu, sẽ không ai thèm để ý. Bởi sự chờ đợi là kết quả mà bao năm qua các em phải “lăn lóc” lớn lên từng ngày để chứng kiến và cảm nhận. 
 
Chẳng trách đứa em gái 15 tuổi của Phước đã rất ngây ngô khi hỏi câu: Nhà vậy má ở đâu anh? Phước trả lời: Chỉ còn lại cây xoài bị sâu bọ đục khoét sắp chết sau hè, chắc má ở trên đó chứ đâu.Tôi bất chợt nhìn sang góc hè, quả thật có một cây xoài đang bị mấy con bọ đục thân làm cho khô héo. Trời đã nhá nhem tối, tôi giục mấy đứa nhỏ về thôi, đêm tối sẽ còn lạnh và dài lắm…
 
 Quốc Sơn
 
NB&CL đang có một cuộc vận động âm thầm để giúp đỡ những đưa trẻ không cha khổ cực này. NB&CL rất cảm kích trước những tấm lòng thiện nguyện đã chung tay với NB&CL. Ngoài sự ủng hộ trực tiếp, bạn đọc có thể gởi sự đóng góp của mình qua địa chỉ của người nhận bảo trợ- cũng là người làm từ thiện- bà Võ Thị Hòa, thôn Hòa Đa, xã An Mỹ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, số TK 4602205050135, ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Tuy An
 

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra