Những kỳ vọng của Việt Nam khi giữ chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2020

Thứ ba, 19/03/2019 17:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 19/3, tại Hà Nội, Hội thảo quốc tế với chủ đề “Cộng đồng ASEAN: Bản sắc và vai trò trung tâm” do Học viện Ngoại giao và Quỹ Konrad-Adenauer-Stifftung (Đức) đồng tổ chức đã diễn ra. Tại đây, những kỳ vọng của Việt Nam ở kỳ Chủ tịch ASEAN vào năm 2020 đã được nhiều đại biểu đặt ra.

Phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực (Ảnh Phương Thảo)

Phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực (Ảnh Phương Thảo)

Trong gần 25 năm qua, Việt Nam đã luôn nỗ lực đóng góp vào các công việc chung của ASEAN với tư cách là một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm.

Phát biểu khai mạc, PGS. Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao khẳng định Việt Nam luôn coi ASEAN là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Năm 2020, Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN và được kỳ vọng sẽ phát huy vai trò nòng cốt và dẫn dắt, đóng góp một cách thực chất vào sự phát triển của Cộng đồng ASEAN.

Ngay từ năm 2010, khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã đưa ra chủ đề của năm là “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động”.

Thực tế, sự phát triển của Cộng đồng ASEAN dựa trên những thành tựu đã đạt được và vai trò quan trọng của ASEAN đối với từng nước thành viên, đối với khu vực Đông Nam Á và rộng hơn là khu vực Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương thời gian qua đã tạo dựng nên bản sắc và vai trò trung tâm của ASEAN. Ngược lại, bản sắc và vai trò trung tâm của ASEAN hiện đang trở thành hai yếu tố cốt lõi quyết định sức sống và triển vọng phát triển của ASEAN trong thời gian tới.

Trong bối cảnh thế giới và khu vực nhiều biến động, bất trắc, việc khẳng định bản sắc ASEAN và đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN trở thành hai nhiệm vụ thiết yếu đối với Cộng đồng, cần có sự tham gia tích cực của tất cả các nước thành viên, và cần được thực hiện tốt ở cả cấp độ khu vực giữa các Chính phủ và cấp độ quốc gia giữa các Bộ, ngành, địa phương của từng nước thành viên. Đó cũng là những nhiệm vụ đặt ra cho các nước Chủ tịch luân phiên của ASEAN, làm sao để khởi xướng, dẫn dắt được các biện pháp hiệu quả để ASEAN ngày càng gắn kết trong một bản sắc chung và ngày càng tự cường với khả năng thích ứng cao trong một thế giới nhiều biến động.

Với tư cách khách mời danh dự của hội thảo, TS. Marty Natalegawa, Cựu Ngoại trưởng Indonesia, chia sẻ quan điểm cho rằng ASEAN đang phải xử lý mối liên hệ giữa quốc gia và khu vực và giữa khu vực với xuyên khu vực/quốc tế. Đây không phải vấn đề mới và trong những thập kỷ vừa qua, ASEAN đã xây dựng được cách tiếp cận chủ động, thấu đáo để xử lý các mối liên hệ này. Tuy nhiên, ASEAN cần tránh tâm lý tự mãn và cần sẵn sàng để đối mặt với những thách thức mới do bối cảnh khu vực và quốc tế đặt ra.

Ông Marty Natalegawa nhấn mạnh, ASEAN cần tận dụng các cam kết và cơ chế sẵn có trong khu vực và có chính sách cụ thể để thực thi các tầm nhìn của mình, thể hiện vai trò trung tâm trong các vấn đề khu vực. Theo cựu Ngoại trưởng Indonesia, ASEAN có thể đóng vai trò nòng cốt trong một mô hình tương tự Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) cho Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và tăng cường các cơ chế xử lý khủng hoảng trong khu vực. Hai giải pháp này có thể giúp ASEAN có những đóng góp thực chất hơn.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều nội dung liên quan đến cơ hội và thách thức đối với bản sắc và vai trò trung tâm của ASEAN trong bối cảnh mới; vai trò của các chủ thể xã hội khác nhau trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm; chia sẻ các kinh nghiệm, khuyến nghị cho Việt Nam trong năm Chủ tịch 2020.

Phương Thảo

Tin khác

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang 'mộng du' và phụ thuộc vào phân bón Nga

Châu Âu đang "mộng du" và phụ thuộc vào phân bón Nga

(CLO) Một trong những nhà sản xuất phân bón cây trồng lớn nhất cho biết châu Âu đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga, giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mới đầu hè, sản lượng tiêu thụ điện tăng kỷ lục

Mới đầu hè, sản lượng tiêu thụ điện tăng kỷ lục

(CLO) Trong tuần qua, nhiều kỷ lục mới về công suất cực đại và sản lượng điện tiêu thụ ngày đã được thiết lập. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

Thanh Hoá: Dịp lễ 30/4 - 1/5, giá hải sản tăng chóng mặt

(CLO) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhu cầu tiêu thụ lớn khiến giá hải sản tại một số nơi ở Thanh Hoá tăng đến 20-30%, có loại tăng gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp