Nguy cơ dịch bệnh tăng cao sau bão lũ: Mỗi người cần đề cao ý thức phòng bệnh!
(NB&CL) Theo chuyên gia, bão lũ luôn đi kèm với dịch bệnh. Tới đây nguy cơ dịch bệnh bùng phát sẽ xảy ra nếu người dân không có ý thức phòng bệnh.
Theo dõi báo trên:
Trước tình hình biến chủng Delta rất dễ lây lan, hạn chế tiếp xúc được xem là biện pháp hàng đầu trong phòng chống dịch. Ngoài ra, người dân có thể tự test nhanh tại nhà để phát hiện kịp thời các trường hợp có nguy cơ mắc Covid-19.
Việc để người dân chủ động test nhanh tại nhà được các nước phát triển như Anh, Đức, Singapore... ủng hộ. Tại Anh, dù đã có tỷ lệ tiêm vaccine cao, đạt gần 80% người trưởng thành, chính phủ vẫn khuyến khích người dân tự test nhanh Covid-19 tại nhà 2 tuần/lần nhằm phát hiện và cách ly sớm các ca nhiễm, chặn đứng lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Nếu test nhanh cho kết quả dương tính, người dùng có thể cách ly tạm thời, thông báo với cơ quan y tế và chờ kết quả xét nghiệm xác định thông qua phương pháp RT-PCR. Ngược lại, cũng không được chủ quan nếu xét nghiệm âm tính vì test nhanh vẫn có sai số nhất định.
Nếu thuộc nhóm có nguy cơ phơi nhiễm bệnh cao, việc thực hiện lại test nhanh sau 3 - 5 ngày là điều cần thiết. Kết quả test nhanh không mang tính chất khẳng định. Do đó người tiêu dùng cần biết cách ứng phó với các tình huống kết quả khác nhau nhằm tránh sinh ra tâm lý chủ quan, ảnh hưởng tới hiệu quả chống dịch.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên mua các bộ test nhanh được rao bán trên mạng, không có tên trong danh mục được cấp phép. Các kit test này có độ nhạy thấp, kết quả không chính xác. Người dân khi thử ra kết quả âm tính sẽ mất cảnh giác, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, trong khi thực tế kết quả đó có thể là dương tính, gây nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Để đảm bảo chất lượng kết quả test, người dùng nên tham khảo danh sách 16 loại kit test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 được Bộ Y tế cấp phép.
Theo các chuyên gia y tế, bất cứ ai đang xuất hiện triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 như ho, sốt, mất vị giác, khứu giác… hoặc lo lắng bản thân mắc bệnh, đều có thể tự thực hiện test nhanh tại nhà.
Những người chưa tiêm chủng và không có triệu chứng Covid-19, nhưng có lịch sử dịch tễ từng tiếp xúc gần các ca nghi nhiễm hoặc bệnh nhân F0, nghi ngờ bản thân đang trong giai đoạn phơi nhiễm cũng nên thực hiện test nhanh tại nhà.
Ngoài ra, người thường xuyên phải ra khỏi nhà để làm việc và tiếp xúc với nhiều người mỗi ngày, cũng được gợi ý thực hiện test nhanh định kỳ để kiểm tra và đảm bảo tình trạng sức khỏe bản thân.
Trước khi tự test, mỗi người nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm, hoặc nhận tư vấn từ dược sĩ, người có nghiệp vụ chuyên môn. Cần đảm bảo tay và khay đựng dụng cụ sát khuẩn sạch. Người được xét nghiệm ngồi thẳng lưng, ngửa đầu, thả lỏng cơ thể và lấy mẫu theo hướng dẫn.
Khi sử dụng que lấy mẫu hầu họng, chú ý mở túi và cầm phần đầu que, không chạm tay vào phần đầu tăm bông. Đưa tăm bông vào một bên mũi cho đến khi chạm vào thành mũi thì dừng lại, xoay tròn khoảng 5 lần trong vài giây rồi từ từ rút que ra. Khi thực hiện xét nghiệm cho trẻ em/người lớn tuổi, cần thực hiện chậm và kiểm soát lực, tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi.
Ngay sau đó, nhúng đầu tăm bông vào ống nghiệm đựng dung dịch đã được mở nắp và xoay đầu tăm bông 10 lần để tách chiết đủ mẫu cho xét nghiệm. Khi lấy tăm bông ra khỏi ống nghiệm, cần lấy tay bóp vào thành ống nghiệm (nơi có tăm bông) để lấy hết dung dịch từ tăm bông.
Gắn nắp lọc vào ống nghiệm và nhỏ 3 giọt dịch chiết mẫu vào khay xét nghiệm đã được mở sẵn, chờ đọc kết quả sau 15 phút và không quá 20 phút. Màu sắc của các vạch trên khay thử dần thay đổi, và sau thời gian chỉ định trong hướng dẫn sẽ ghi nhận kết quả cuối cùng.
Cả người được lấy mẫu và người thực hiện đều cần đeo khẩu trang trong suốt quá trình test. Người được lấy mẫu chỉ để lộ phần mũi khi bắt đầu. Người lấy mẫu cần sát khuẩn tay trước khi thực hiện. Không tái sử dụng thiết bị xét nghiệm hay bất cứ thành phần nào khác của bộ xét nghiệm.
Độ chính xác của test nhanh phụ thuộc vào kỹ thuật lấy mẫu và cách thực hiện. Vì thế, người thực hiện cần thực hiện kỹ theo hướng dẫn.
Dược sĩ phụ trách chuyên môn nhà thuốc có trách nhiệm tư vấn người mua sử dụng đúng mục đích của nhà sản xuất ghi và hướng dẫn người dân liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp chuyên môn kịp thời khi có kết quả nghi ngờ mắc COVID-19.
Theo TS-BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, thực tế đã có nhiều trường hợp test nhanh SARS-CoV-2, khi có kết quả “2 vạch” (biểu hiện bị dương tính) thì vô cùng lo âu.
Tuy nhiên, theo TS-BS Lê Quốc Hùng, test nhanh là một xét nghiệm tầm soát chứ chưa phải là xét nghiệm khẳng định, khi test nhanh có kết quả dương tính nghĩa là có khả năng người đó đã mắc COVID-19, song điều này không phải là chắc chắn hoàn toàn. Vẫn có nhiều trường hợp test nhanh cho kết quả dương tính giả, do đó người dân cần hết sức bình tĩnh để có những bước xử trí tiếp theo phù hợp.
Nếu kết quả test nhanh dương tính, người dân cần có ý thức bảo vệ gia đình vì bản thân mình đang có nguy cơ mắc COVID-19, cần ngay lập tức cách ly với người thân, tránh tiếp xúc với những người xung quanh.
Đồng thời, thông báo cho nhân viên y tế địa phương để có thể xác định lại tính chính xác của kết quả test nhanh và sẽ được hướng dẫn những bước xử trí tiếp theo phù hợp.
Bên cạnh đó, người vừa test nhanh có kết quả âm tính không nên chủ quan, cần tiếp tục thực hiện đúng thông điệp 5K của Bộ Y tế, để phòng chống dịch COVID-19.
T.Toàn
(NB&CL) Theo chuyên gia, bão lũ luôn đi kèm với dịch bệnh. Tới đây nguy cơ dịch bệnh bùng phát sẽ xảy ra nếu người dân không có ý thức phòng bệnh.
(CLO) Nhiều nạn nhân của các vụ tai nạn do sạt lở đất, lũ lụt đã được điều trị thông qua hội chẩn trực tuyến. Đây là phương pháp phù hợp nhất trong bối cảnh nước lũ chia cắt nhiều địa phương, đi lại rất khó khăn.
(CLO) Sở Y tế TP HCM cho biết, nhóm trẻ từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ từ 6 - 10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi cần phải đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin sởi trong 3 tuần còn lại của tháng 9.
(CLO) Hiện nay, số ca bị rắn cắn, động vật có độc cắn nhập viện tăng sau bão YaGi và lũ lụt ở miền Bắc.
(CLO) Ngày 10/9, Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh này tiếp tục ghi nhận thêm 1 ca tử vong ở huyện Minh Hóa, nâng số ca tử vong do sốt xuất huyết lên 2 ca kể từ đầu năm 2024 đến nay. Hiện toàn tỉnh đã ghi nhận 1.163 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2023.