Nợ xấu cấp tín dụng dưới dạng cho thuê tài chính chỉ dưới 1%

Thứ sáu, 02/02/2024 12:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dư nợ cấp tín dụng dưới dạng cho thuê tài chính tăng đều qua các quý, với số lượng hợp đồng cho thuê cả năm 8.403 hợp đồng, tăng 18,3% so với năm 2022. Đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu của các công ty CTTC được kiểm soát tốt ở mức bình quân dưới 1%.

Cấp tín dụng dưới dạng cho thuê tài chính (CTTC) là phương thức tối ưu, giúp doanh nghiệp (DN), người dân kinh doanh dễ dàng tiếp cận vốn mà không cần thế chấp tài sản. CTTC cần phải là một kênh dẫn vốn bình đẳng như các ngân hàng thương mại.

Trao đổi với Nhà báo và Công luận, ông Phạm Xuân Hoè - Tổng Thư kí Hiệp hội CTTC Việt Nam cho biết, CTTC thế giới có quy mô hàng ngàn tỷ USD, ở các nước như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, có tới trên 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đi thuê tài sản, máy móc thiết bị, dây chuyền để sản xuất kinh doanh. CTTC là kênh hỗ trợ vốn trung dài hạn rất nhiều ưu việt cho các Doanh nghiệp (DN) và hộ dân, nhất là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ SME. Khi đi thuê tài chính các DN, hộ dân không phải thế chấp tài sản, giá trị đi thuê có thể lên tới 100% giá trị tài sản.

no xau cap tin dung duoi dang cho thue tai chinh chi duoi 1 hinh 1

Dư nợ cấp tín dụng dưới dạng cho thuê tài chính tăng đều qua các quý, với số lượng hợp đồng cho thuê cả năm 8.403 hợp đồng, tăng 18,3% so với năm 2022. Đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu của các công ty CTTC được kiểm soát tốt ở mức bình quân dưới 1%. Ảnh minh họa

Trong năm 2023, đầu tư công là điểm sáng. Nhiều doanh nghiệp tham gia các dự án đầu tư công cũng đã chọn kênh thuê tài chính, thuê thiết bị máy móc xây dựng, phương tiện vận tải… Nhiều doanh nghiệp FDI cũng đã tìm đến các công ty CTTC đặt các gói thuê thiết bị. Liên tục trải qua khó khăn từ những năm COVID và khó khăn ở năm 2023, nguồn lực DN và hộ kinh doanh kiệt quệ, tổng cầu trong nước suy giảm, khả năng mở rộng tín dụng bị hạn chế, thì CTTC là một lựa chọn tốt, không cần thế chấp tài sản. Khi chọn kênh CTTC, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể bán lại tài sản của mình và thuê lại chính tài sản đó, qua đó giải phóng vốn cố định bổ sung vốn cho kinh doanh một cách hiệu quả.

Nói về kết quả nổi bật của hoạt động CTTC của công ty hội viên năm 2023, ông Hòe cho biết, tổng tài sản của 6 công ty hội viên cuối năm 2023 đạt trên 41 ngàn tỷ đồng, tăng 10,65% so cuối năm 2022; Tổng nguốn vốn huy động là 19,8 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 25,76%, có mức tăng huy động vốn gấp hơn 2 lần mức tăng chung của toàn hệ thống các TCTD;

Tổng dư nợ CTTC của công ty hội viên đạt 37,2 ngàn tỷ đồng, tăng 13,75% so cuối năm 2022. Các công ty hội viên đều kinh doanh có lãi, mức ROE đạt từ 8% đến trên 10%. Dư nợ CTTC tăng đều qua các quý, với số lượng hợp đồng cho thuê cả năm 8.403 hợp đồng, tăng 18,3% so với năm 2022. Đáng chú ý là tỷ lệ nợ xấu của các công ty CTTC được kiểm soát tốt ở mức bình quân dưới 1%.

Đối tượng CTTC ngày càng phát triển đa dạng: cho thuê ô tô các loại với dư nợ là 6,6 ngàn tỷ đồng, tăng 17,03% so cuối năm 2023; dư nợ cho thuê máy móc xây dựng, khai khoáng 3,2 ngàn tỷ đồng, tăng 49,41%; Thiết bị y tế 162 tỷ đồng tăng 55,2%; Dây chuyền máy sản xuất đã tăng rất mạnh, dư nợ đạt 7.110 tỷ đồng, tăng 183,49% so cuối năm 2022. Đáng chú ý là “100% khoản cấp tín dụng qua CTTC đều được đánh giá rủi ro môi trường, có thể được xem tín dụng xanh trong ngành CTTC triển khai sớm và đầy đủ, nhiều khoản CTTC đã góp phần xanh hóa ngành dệt may”, ông Hòe cho biết thêm.

Năm 2024, được dự báo nhu cầu thuê tài chính không nhỏ.  Đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh trở thành động lực lan tỏa cho kinh tế tư nhân phát triển cũng là cơ hội để dịch vụ CTTC phát triển. Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cần lượng vốn tín dụng xanh, trái phiếu xanh rất lớn. Ngành nghề sản phẩm mới trong ngành điện tử sẽ mở ra cơ hội nhập dây chuyền máy móc thiết bị mà ở đó CTTC đóng vai trò quan trọng.  Việt Nam tiếp tục là điểm đến của nhiều DN FDI đã rất quen với dịch vụ CTTC. Đây là  dư địa rất lớn để CTTC phát triển. Theo ông Hòe “Mức tăng trưởng dư nợ khiêm tốn CTTC năm 2024 khoảng 20%, dư nợ của các công ty hội viên cuối năm 2024 đạt khoảng 45 ngàn tỷ đổng”.

Thế nhưng CTTC ở Việt Nam vẫn còn dưới tiềm năng. Tỷ lệ dư nợ CTTC/GDP Việt Nam rất thấp chưa đầy 0,4%, trong khi Mỹ là 22%, Trung Quốc 18%. Thực tế, CTTC ở Việt Nam vẫn gặp những rào cản pháp lý. Ngay như trong năm 2023, khi rất nhiều doanh nghiệp đã chọn thuê tài chính. Nhưng theo thông tin từ một số công ty CTTC, trong năm 2023 nhiều khách hàng đã từ chối thuê tài chính với tổng số tiền từ các hợp đồng tín dụng không thực hiện được là hơn 400 tỷ đồng mà nguyên nhân là do vướng mắc bởi quy định mới về đăng ký vận hành phương tiện giao thông thời gian đăng ký, biển số theo vùng miền…

Những thay đổi về chính sách, quy trình mới trong đăng ký, quản lý phương tiện giao thông vận tải, xử lý hành chính trong các lĩnh vực để hướng tới quản lý áp dụng công nghệ số chưa đồng bộ và nhất quán, chưa lường hết những phát sinh từ thực tế nên tạo thêm những rào cản về pháp lý, gia tăng nhiều chi phí tuân thủ, làm mất đi cơ hội phát triển dư nợ của ngành CTTC. Bên cạnh đó là còn những vướng mắc pháp lý trước đây chưa được tháo gỡ như vấn đề hoàn thuế đối với dịch vụ CTTC vào khu chế xuất còn hiểu áp dụng chưa thống nhất giữa các Cục thuế… Rồi  tỷ lệ an toàn chi trả của tổ chức tín dụng phi ngân hàng ở mức quá cao – tới 20% đang gây lãng phí vốn. “Công ty CTTC không huy động tiền, không mở tài khoản của dân cư,  nhưng lại phải chịu cùng quy định về tỷ lệ an toàn chi trả như các ngân hàng thương mại tới 20%, khiến cho lượng vốn dư thừa rất lớn. Vì tỷ lệ 20% này mà có công ty CTTC đang có tới 700-800 tỷ đồng vốn dư thừa mà không mang cho thuê được”, ông Hòe cho biết thêm. 

Để tạo môi trường thuận lợi CTTC phát triển, ông Hòe cho biết Hiệp hội CTTC kiến nghị tháo gỡ các rào cản pháp lý như quy định về đối tượng sản phẩm cho thuê và tỷ lệ về an toàn trong quản trị rủi ro, không thể xem CTTC như ngân hàng thương mại. Nhưng cần coi CTTC cần phải là một kênh dẫn vốn bình đẳng như các ngân hàng thương mại. Đồng thời kiến nghị tháo gỡ vướng mắc tại Thông tư 24/2023/TT-BCA về cấp thu hồi, đăng ký biển số xe cơ giới để giảm thời gian chờ đợi, giảm thời gian và chi phí di chuyển phương tiện tới nơi đăng ký. Theo Hiệp hội chi phí cấp biển số đang cao.  Đồng thời đề nghị NHNN sớm hoàn thiện Nghị định hướng dẫn về CTTC một trong lĩnh vực của tổ chức tài chính chuyên ngành theo khung khổ Luật TCTD sửa đổi.

Hà Linh

Bình Luận

Tin khác

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

(CLO) Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 06/5/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

(CLO) Doanh thu tăng trong Quý 1/2024, Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại. Chi phí tài chính vẫn đang là gánh nặng đối với hoạt động kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

(CLO) Dù báo lãi cả trăm tỷ đồng mỗi năm nhưng suốt 5 năm, cổ đông của Nafoods (NAF) không nhận được 1 đồng cổ tức.

Tài chính - Bảo hiểm
Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

(CLO) Kết quả kinh doanh Quý 1/2024 của CTCP Thép Pomina (POM) tiếp tục ghi nhận thua lỗ. Giá cổ phiếu đã về đáy chưa từng có trong lịch sử.

Tài chính - Bảo hiểm