Nỗi đau của nước Mỹ

Thứ năm, 04/06/2020 11:37 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Những cuộc biểu tình dậy sóng nước Mỹ suốt nhiều ngày qua không chỉ dừng lại ở chuyện bạo loạn, bạo lực… mà hơn thế là vết thương nhức nhối, là nỗi đau dai dẳng không dễ gì hóa giải trong lòng nước Mỹ.

1."8 phút và 46 giây"- Đó là thời gian mà viên cảnh sát da trắng Derek Chauvin đã dùng đầu gối chèn cổ George Floyd dẫn tới cái chết của người đàn ông da màu 46 tuổi này vào ngày 25/5 vừa qua. Floyd là nhân viên bảo vệ tại club ở thành phố Minneapolis, thuộc tiểu bang Minnesota, Mỹ. Trước đó, ông này bị 4 sĩ quan cảnh sát bắt giữ vì nghi ngờ sử dụng tờ 20 USD giả để thanh toán tại cửa hàng. Nhiều thông tin ghi nhận được (trong đó có clip) đã khẳng định rằng giờ phút đó, George Floyd không có vũ trang, đã bị viên cảnh sát Derek Chauvin gập gối và chèn lên cổ họng Floyd suốt hơn 8 phút, mặc cho nạn nhân thều thào: “Tôi không thở được”. Thời điểm đó, một người gần đó hét lên: “Anh đang giết chết anh ta đấy!”. Nhiều người qua đường cũng gào thét: “Buông anh ấy ra”. Thế nhưng, Floyd đã bất tỉnh trước khi được đưa lên xe cấp cứu. Một người da đen trong tay không có vũ trang đã chết tức tưởi dưới bàn tay của một viên cảnh sát da trắng, đã mất mạng bởi một lý do lẽ ra không đáng để mất mạng. Chỉ chừng ấy chi tiết thôi đã khiến clip về vụ việc, ngay sau khi được chia sẻ rộng rãi trên các mạng xã hội đã thổi bùng lên làn sóng sục sôi phẫn nộ khắp nước Mỹ.

Liên tục từ ngày 25/5 đến nay, nước Mỹ không một ngày bình yên. Bắt đầu từ thành phố Minneapolis - nơi sự việc xảy ra. Thành phố ngập trong các cuộc biểu tình, từ ôn hòa dần biến thành bạo lực, đốt phá, cướp bóc và phá hoại. Đến nay biểu tình bạo lực đã lan ra ít nhất 140 thành phố  trên toàn nước Mỹ, trong đó ít nhất 21 bang phải huy động lực lượng Vệ binh quốc gia thiết lập trật tự, hầu hết các thành phố lớn của Mỹ đều đã phải áp dụng lệnh giới nghiêm. Hàng nghìn người Mỹ đã bị bắt vì tham gia biểu tình.

Điều khủng khiếp hơn nữa là không chỉ có bạo lực, các cuộc biểu tình với khẩu hiệu “Tôi không thở được” để phản đối cái chết của George Floyd,  còn có cả nạn cướp phá, hôi của khi nhiều kẻ lợi dụng bạo loạn để cướp bóc, phá hoại.  Nhiều người Mỹ đã phải thở dài mà rằng “nó khiến tất cả chúng ta mệt mỏi, tức giận”.

Báo Công luận

2. Hơn cả sự tức giận, mệt mỏi, đó là nỗi đau. Hơn thế là nỗi đau không dễ gì hóa giải. Phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng xã hội từ lâu đã là vấn đề dai dẳng và nhức nhối tại nước Mỹ. Ngay sau khi “sự việc George Floyd” bùng nổ, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phải lên tiếng thừa nhận rằng “vụ giết người khủng khiếp là lời nhắc nhở bi thảm rằng đây không phải là sự cố riêng lẻ mà là một phần của sự bất công ăn sâu vẫn tồn tại ở đất nước này”.

Chẳng phải đến bây giờ, chuyện cảnh sát thẳng tay giết chết người da màu mới diễn ra. Nước Mỹ hẳn chưa quên sự việc người thanh niên da màu Freddie Gray bị cảnh sát bắn chết hồi năm 2015 hay việc cảnh sát bắn chết 2 người da màu hồi tháng 7/2019. Năm 2016, nước Mỹ có 963 người bị cảnh sát bắn chết với 233 nạn nhân là người da màu. Còn theo những nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ, hằng năm có hơn 1.000 vụ việc cảnh sát nước này nổ súng gây chết người và nhiều người trong số này là người Mỹ gốc Phi. Lịch sử đã ghi nhận, năm 1964, Đạo luật Dân quyền của Mỹ được thông qua, tuyên bố mọi sự phân biệt chủng tộc, màu da, nguồn gốc, giới tính đều là bất hợp pháp. Nhưng từ những sự việc đã xảy ra, mới thấy, nhiều thập kỷ trôi qua, tất cả những gì đã ghi trong luật vẫn chỉ dừng lại ở những con chữ trên mặt giấy.

Báo Công luận

3. Nỗi đau ấy sẽ càng lớn hơn, nhức nhối hơn và khó có thể lành hơn trong bối cảnh nước Mỹ đang trong cơn bĩ cực chưa từng có: Chỉ trong vòng vẻn vẹn mấy tháng, hàng trăm nghìn người Mỹ đã mất mạng vì virus Corona - thứ virus mà trước đó, chưa người Mỹ nào được biết tới. Nỗi đau nước Mỹ không ngờ tới sự khủng khiếp của nó. Nước Mỹ cũng không thể ngờ nền kinh tế của họ lại chịu hệ lụy ghê gớm đến vậy. Văn Phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) ngày 1/6 đưa tin đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ làm suy giảm quy mô sản lượng kinh tế Mỹ khoảng 7.900 tỷ USD trong thập kỷ tới theo giá trị thực, tương đương 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tích lũy.

Với tình hình này, số lượng người thất nghiệp, số doanh nghiệp bị phá sản sẽ còn tăng lên, cuộc sống dân thường Mỹ sẽ còn bức bách hơn nữa, trong đó, bức bách nhất không ai khác là tầng lớp dân nghèo da màu Mỹ. Sự bức bách, ngột ngạt ấy càng lớn khi nước Mỹ đang dưới nhiệm kỳ của một vị Tổng thống được cho là “đồng bóng, bốc đồng và quá cứng rắn”.

Chỉ riêng trong câu chuyện sắc tộc, nhiều năm qua, báo chí đã không ít lần bình luận mà rằng  Tổng thống Trump là người gieo hạt mềm chia rẽ, góp phần trong việc cổ vũ những nhóm thù hận bước ra khỏi bóng tối. Còn trong “sự việc George Floyd” này, Tổng thống Donald Trump bị chỉ trích gay gắt vì cách phản ứng bằng vũ lực với những người biểu tình. Chừng nào, ông Trump còn “sử dụng quyền lực của Tổng thống một cách khủng khiếp chống lại công dân của chúng ta” - nói như Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton - chừng ấy, nước Mỹ còn trong những niềm đau. 

Hà Trang

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h