Nông dân Trung Quốc chật vật với khủng hoảng nguồn cung phân bón do Covid-19 bùng phát

Thứ bảy, 02/04/2022 22:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Kế hoạch kiểm soát Covid-19 của Trung Quốc đang làm gián đoạn nguồn cung phân bón cho “vựa bánh mì đông bắc” của nước này chỉ một tháng nữa kể từ vụ gieo trồng vụ xuân, đe dọa đến vụ ngô và đậu tương năm nay nếu không được giải quyết sớm.

Đầu tháng 4 thường sẽ là thời điểm tuyệt vời để bón cho ruộng sau thời gian gieo trồng. Tuy nhiên, đợt bùng phát Covid-19 lớn nhất của Trung Quốc kể từ khi đại dịch bắt đầu cách đây hai năm đã gây ra những hạn chế nghiêm trọng trong việc đi lại của người và vận chuyển sản phẩm, làm chậm nguồn cung đáng kể.

nong dan trung quoc chat vat voi khung hoang nguon cung phan bon do covid 19 bung phat hinh 1

Nông dân chất bao tải phân bón vào máy gieo hạt trên cánh đồng lúa mì ở Nanyang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: Reuters/Aly Song.

Theo các nhà sản xuất, đại lý, nhà phân tích và hiệp hội phân bón, các quy tắc yêu cầu tài xế xe tải phải có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 trong 24 giờ, yêu cầu về thẻ đặc biệt để giao hàng và việc đình chỉ nhà máy do các trường hợp Covid-19 tại địa phương đều là nhân tố góp phần làm thiếu hụt nguồn cung.

Hiệp hội Công nghiệp Phân bón Nitơ Trung Quốc cho biết: “Sản xuất phân đạm và phân bón chuẩn bị cho vụ gieo cấy vụ xuân đã bị ảnh hưởng rất nhiều”.

Cát Lâm - tỉnh trồng ngô lớn thứ hai của Trung Quốc, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với việc chính quyền địa phương cấm di chuyển người qua biên giới tỉnh và nội tỉnh bắt đầu từ ngày 14 tháng 3 do số ca nhiễm Covid-19 lên tới hàng nghìn người mỗi ngày.

"Nguồn cung phân bón ở đây không thể eo hẹp hơn nữa", theo Yan, một nhà phân phối phân bón có trụ sở tại Cát Lâm - nơi thiếu gần 2.000 tấn phân bón cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng.

Sự tồn đọng này bao gồm giá phân bón kỷ lục, vốn được thúc đẩy bởi nhu cầu toàn cầu tăng, chi phí năng lượng cao và các lệnh trừng phạt chống lại các nhà sản xuất lớn Nga và Belarus.

Bất chấp nỗ lực giảm giá của Bắc Kinh, chỉ số phân bón bán buôn (CFCI) của Trung Quốc vẫn cao hơn 40% so với một năm trước đó. Điều này là trở ngại lớn đối với nhiều đại lý dự trữ phân bón trong những tháng gần đây, khiến họ “hụt hẫng” trong thời gian tưởng chừng như “buôn may bán đắt” nhất này.

Theo Yao - thương gia phân bón ở Liêu Ninh cho hay: anh còn thiếu khoảng một phần nguồn cung so với kế hoạch dự trữ đặt ra trước đó.

Tắc nghẽn vận chuyển đặc biệt là vấn đề đối với vùng đông bắc - nơi thiếu nguồn sản xuất phân bón tại chỗ và phải phụ thuộc vào hệ thống giao hàng từ các tỉnh khác.

Các tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh, cũng như khu vực Nội Mông chiếm tỉ lệ sản xuất hơn 40% ngô và một nửa đậu tương của Trung Quốc. Trong khi, giá ngô và giá đậu tương ở mức cao nhất mọi thời đại.

Ngay cả sau khi nhận được khoảng 1.000 "thẻ xanh" cho xe tải, nhà sản xuất phân bón hàng đầu Sinofert Holdings vẫn còn khoảng 80.000-100.000 tấn sản phẩm đang chờ được vận chuyển, giám đốc điều hành Ma Yue chia sẻ trong cuộc họp báo thu nhập vào tuần trước.

Các “thẻ thông hành đặc biệt” được sử dụng để vận chuyển các mặt hàng quan trọng, tiêu tốn nhiều thời gian để xử lý và phải được gia hạn hàng ngày. Theo các đại lý, việc xác định vị trí các tài xế sẵn sàng hoạt động dưới những ràng buộc ngày càng trở nên khó khăn.

Khó khăn nảy sinh bất chấp việc nước này liên tục kêu gọi nỗ lực hết mình để đảm bảo thu hoạch các vụ thành công trước những lo lắng về an ninh lương thực toàn cầu.

Bất chấp những vấn đề hiện hữu, lượng phân bón đã đến 68,8% các gia đình nông dân của Cát Lâm vào thứ Tư (30/3), theo ấn phẩm của chính phủ Nhật báo Cát Lâm, hiện nguồn cung này đã đủ.

Lê Na (Theo CNA)

Bình Luận

Tin khác

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

(CLO) Nhờ triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, nên nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 tỉnh Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

(CLO) Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh đề nghị Hội Doanh nhân trẻ Hà Nam không ngừng xây dựng tổ chức Hội mạnh về chất lượng, đông về số lượng, tập trung các điều kiện hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, kết nối chuỗi sản xuất, xây dựng thương hiệu, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

(CLO) Đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Kinh tế vĩ mô
Xuất, nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi

Xuất, nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi

(CLO) Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong tháng 4 sau khi giảm tháng trước đó, báo hiệu sự cải thiện đáng khích lệ về nhu cầu trong và ngoài nước khi Bắc Kinh vượt qua nhiều thách thức trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang lung lay.

Kinh tế vĩ mô