Nông sản Việt còn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đến bao giờ?

Thứ năm, 07/06/2018 12:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam có nhiều nông sản ngon, được ví như "gái quê danh giá" nhưng không biết tiếp thị, quảng bá để chủ động bán ra thị trường mà đang chờ thương lái Trung Quốc tìm đến thu mua.

Vấn đề nông sản Việt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai nữa, mà là một câu chuyện dài kỳ. Thế nhưng,không hiểu vì sao đến thời điểm này các mặt hàng nông sản của Việt Nam vẫn chưa thực sự tìm được hướng đi ổn định, lâu dài. Phải chăng, tìm cách bảo vệ người nông dân lại quá khó khăn? 

Nông sản Việt Nam chuẩn bị vào chính vụ đối với một số loại hoa quả như: thanh long, sầu riêng, vải thiều…Những loại nông sản này đều có giá trị xuất khẩu lớn, nhưng trước biến động của thị trường nông sản, nhiều người tỏ ra lo lắng làm sao để bảo vệ được ngành nông sản trong nước, cũng như bảo vệ người nông dân trước thách thức này? 

Hiện tại, 70% nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, qua nhiều năm, thương lái Trung Quốc hiểu rõ nền nông nghiệp Việt Nam, họ biết rõ ở đâu, mùa nào có nông sản ngon nhất để tìm cách thu mua với giá tốt nhất. 

Vấn đề của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay là các địa phương, người sản xuất không tiếp cận được thị trường khiến tiềm năng trong nông sản chưa được khai phá. 

Điều này làm người nông dân ở thế bị động, ít có vai trò và không có kết nối thị trường mà phụ thuộc vào thị trường tự do hoặc thương lái nên không có kế hoạch sản xuất. 

Báo Công luận
 Thị trường nông sản cần nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Ảnh Bảo Anh

Việt Nam có nhiều loại nông sản ngon, lợi thế cạnh tranh mà các nước không có được. Dẫn chứng ngay quả vải thiều, năm ngoái Central Group khảo sát tại thị trường Thái Lan, 90% người tiêu dùng được hỏi đều khẳng định vải thiều Việt Nam ngon hơn vải Thái Lan. Đó chính là lý do tập đoàn này quyết định nhập khẩu vải thiều từ Việt Nam về Thái Lan bán và rất thành công. 

Trong khi đó, với nông sản Việt Nam thì “chợ” lớn nhất thế giới vẫn là Trung Quốc, nhưng ở đó Việt Nam không có gian hàng mà họ phải đến tận nhà để thu mua thì đây là vấn đề phải suy nghĩ. 

Có lẽ không chỉ riêng với nông dân Việt Nam, mà ngay cả các chuyên gia trong ngành nông nghiệp, cũng như các cơ quan quản lý vẫn không thể nào quên những bài học xương máu từ việc hàng nông sản của chúng ta quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. 

Gần đây nhất, một lần nữa người chăn nuôi lợn phải lao đao trước việc Trung Quốc bất ngờ tuyên bố ngừng thu mua lợn của Việt Nam. 

Sự việc sẽ không có gì đáng nói, nếu trước đó không có việc thị trường thịt lợn trong nước bất ngờ đồng loạt tăng giá mạnh (giá thịt lợn tăng từ 10.000 đồng - 15.000 đồng/kg; trước đó giá thịt lợn trung bình từ 7.000 - 10.000 đồng/kg), nguyên nhân sau đó được xác định là do thương lái Trung Quốc tăng cường thu mua lợn hơi và tác động mạnh đến giá cả trong nước. 

Không chỉ với thịt lợn, hàng loạt các mặt hàng nông sản, trái cây khác của Việt Nam cũng rơi vào tình trạng giá cả biến động thất thường vì quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Trên thực tế, ngay cả mô hình liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà nước, doanh nghiệp) được ngành nông nghiệp coi là “chìa khóa” giúp người nông dân phát triển bền vững, tạo tính ổn định…

Song đến nay, hiệu quả đó như thế nào vẫn chỉ là một câu hỏi chưa có lời đáp. Và đương nhiên, để tồn tại và phát triển, phần lớn người dân vẫn phải “tự bơi”, tự tìm hướng đi và hệ quả là thói quen sản xuất truyền thống, manh mún, chưa áp dụng khoa học vẫn tồn tại. Để rồi điểm kết thúc cuối cùng cho chuỗi sản xuất vẫn là thị trường Trung Quốc.

Các điểm yếu đó phần lớn đều chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, do đó, vẫn chưa mở rộng được thị trường nông sản, nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. 

Cái cách mà thương lái Trung Quốc khiến thị trường nông sản Việt Nam lao đao từ trước đến nay không mới. Đó vẫn chỉ là chuyện tăng thu gom, tăng giá, người dân ồ ạt đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi…kết thúc là một lệnh cấm “lãng xẹt” từ phía đối tác truyền thống, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro này. 

Trong thương mại nông sản hiện nay, Việt Nam cần nhìn nhận Trung Quốc là bạn hàng, là thị trường tiêu dùng lớn nhưng cũng là đối thủ lớn nhất của nông nghiệp Việt Nam khi nền sản xuất, công nghệ trong nông nghiệp của họ đã đi trước khoảng 20 năm. 

Nhưng Trung Quốc cũng đang là thị trường, nhà cung cấp lớn và cần thu mua nguyên liệu để chế biến, xuất khẩu đi khắp thế giới. Nếu Việt Nam tự tin thuyết phục, chứng minh cho họ thấy có thể đáp ứng nguồn nguyên liệu ấy thì sẽ thu hút được các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư. 

Cùng với đó, Việt Nam đang có quy mô khoảng 100 triệu dân, cũng là thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng của nông sản. 

Do đó, trước hết phải hướng đầu tư, hướng vào làm thị trường trong nước và cần các nhà thu mua chuyên nghiệp có liên kết với nông dân để tránh đánh mất thị trường quan trọng trong nước. 

Việc định hướng ngành nghề, sản phẩm, hay thương hiệu đều phải do tổ chức, cơ quan chức năng chuyên trách định hướng từ đầu. 

Có điều, ở đây cũng nên nhìn nhận thẳng vào vấn đề, người dân chúng ta sản xuất vẫn còn quá manh mún, trình độ sản xuất và chất lượng chưa cao, bên cạnh đó là cách thức làm ăn chưa chuyên nghiệp, phụ thuộc nhiều vào thị trường chợ đen, nên khi gặp “sự cố” tạm dừng thu mua, người dân sẽ phải chịu thiệt thòi./.

Cẩm Tú

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp