NSNA, nhà báo Mầu Hoàng Thiết kể chuyện lịch sử qua những tác phẩm ảnh

Chủ nhật, 28/04/2019 11:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA), nhà báo Mầu Hoàng Thiết (nguyên phóng viên Báo Tiền Phong) là một trong những người tham gia sáng lập Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Mới đây, nhân kỷ niệm 44 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2019), ông đã tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX”.

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA), nhà báo Mầu Hoàng Thiết trong triển lãm “Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX” (Ảnh: Internet)

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA), nhà báo Mầu Hoàng Thiết trong triển lãm “Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX” (Ảnh: Internet)

NSNA, nhà báo Mầu Hoàng Thiết sinh năm 1930, quê gốc ở Hoài Đức, Hà Tây (cũ). Năm 20 tuổi, ông tham gia Quân tình nguyện Việt Nam ở Thái Lan, rồi sang Lào chiến đấu. Đội quân này tự trang bị vũ khí, quân trang quân dụng, được bà con Việt kiều và gia đình chu cấp. Ông cùng đơn vị chiến đấu ở Hạ Lào từ 1950 đến 1954. Hòa bình lập lại ở Đông Dương, đội quân ấy về nước ban đầu tập kết ở Thanh Hóa, ông được điều làm cán bộ tuyên huấn của sư đoàn 335 với nghiệp vụ nhiếp ảnh.

Bắt đầu từ năm 1962, ông được phân công chụp các hoạt động của Đoàn trong phong trào Thanh niên ba sẵn sàng: sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất cứ nơi nào khi Tổ quốc cần, với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Chủ đề thanh niên tòng quân, sản xuất chiến đấu giỏi, học tập tốt... ở các tỉnh miền Bắc luôn là đối tượng thể hiện của ông.

Chụp về chiến tranh, song, ở Mầu Hoàng Thiết, âm hưởng toát ra từ tác phẩm của ông không dữ dội, quyết liệt như các tác giả khác, mà bình dị, lạc quan, rất vững tin trong cuộc chiến đấu thầm lặng ở hậu phương của những con người biết làm chủ vận mệnh mình, làm chủ đất nước. Người xem tác phẩm ảnh của ông rất xúc động và cảm nhận rất rõ hình ảnh của tuổi trẻ Việt Nam có những chị em phụ nữ đảm đang, trung hậu, những người chủ kiên cường của hậu phương lớn, dù ở đâu, Hà Nội, Hà Tây, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hòa Bình hay Thanh Hóa, Quảng Bình…; dù là cô giáo làng hay nữ công nhân dệt, là sinh viên hay các chiến sĩ dân quân… nhưng đều mang trong mình hình ảnh cao đẹp của Bác, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, xứng đáng là tuổi trẻ của thế hệ Hồ Chí Minh quang vinh.

Mầu Hoàng Thiết cũng có nhiều ảnh về các chiến sĩ ở mặt trận đường 9 Nam Lào. Đó là những thanh niên xung phong trên tuyến lửa Quảng Bình, mở đường cho xe ra trận; là những chiến sĩ dân quân trực chiến ở Nam Ngạn - Hàm Rồng, cảnh giới máy bay ở Hải Hưng, phục kích bắn máy bay trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, các đơn vị pháo cao xạ bảo vệ khu công nghiệp Thái Nguyên, bảo vệ cảng than Cửa Ông (Quảng Ninh)…

Tác phẩm “Gái làng tiễn trai làng Phú Xá tòng quân” của Mầu Hoàng Thiết

Tác phẩm “Gái làng tiễn trai làng Phú Xá tòng quân” của Mầu Hoàng Thiết

Qua từng bức ảnh, độc giả không chỉ thấy một Hoàng Thiết dũng cảm, xông xáo, đầy nhiệt huyết, từng có mặt ở khắp mọi nơi trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương bao la của tiền tuyến lớn anh hùng… mà còn thấy được cả không khí của quân và dân ta trong những năm bom đạn lửa. Có thể ví von tập sách ảnh “Tuổi trẻ thời kháng Mỹ” (NXB Văn hóa –Thông tin, năm 2005) của ông như một cuốn sử bằng ảnh, làm sống lại bao ngày tháng vinh quang mà tuổi trẻ Việt Nam đã trải qua. 

Năm 2017, ông vinh dự được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học- Nghệ thuật cho cụm 5 tác phẩm. Đó là “Gái làng tiễn trai làng Phú Xá tòng quân”, “Em đến lớp nơi sơ tán”, “Đón con sau giờ trực chiến”, “Học sinh Trường Trung cấp Nông nghiệp Hà Tây học và hành nơi sơ tán”, “Vựa ngô chống Mỹ huyện Khoái Châu, Hưng Yên”. Với 5 tấm ảnh giản dị, người xem nhận ra nét đặc biệt trong cuộc sống bận rộn của nông thôn miền Bắc thời chiến mà nữ giới trở thành chủ gia đình, trụ cột của địa phương. Ảnh toàn phụ nữ, nhiều phụ nữ, vì nam giới ra trận hết. Phụ nữ và trẻ em, trong hoàn cảnh chiến tranh cam go vất vả, đã chủ động tạo nếp sống khẩn trương cảnh giác, chẳng bao lâu tác phong thời chiến trở thành nếp sống kiên cường và bình tĩnh của mọi người. Hơn nữa bom đạn Mỹ sao có thể trải thảm kín ruộng đồng, núi đồi bát ngát của ta. Mà chiến tranh đâu chỉ có bom đạn, đâu chỉ có thương vong. Vượt qua những hy sinh khủng khiếp do địch gây ra vẫn là cuộc sống vật chất và tinh thần bình thường, là niềm tin vào tương lai hòa bình, thống nhất đất nước. Cụm ảnh là lời giải đáp thế nào là hậu phương vững chắc, thế nào là chiến tranh nhân dân ở Việt Nam.

Hoàng Thiết đã chụp những ảnh này theo phương pháp thông tấn báo chí, với mục đích cung cấp thông tin hình ảnh cho tòa báo. Nhưng với đặc tính tạo hình trực tiếp của nhiếp ảnh, nó mở đường cho những bức ảnh chuẩn mực về nội dung và hoàn hảo về hình thức trở thành những bức ảnh nghệ thuật đích thực. Lịch sử báo chí chỉ ra rằng: Báo chí thế giới và báo chí của ta đã sớm biết khai thác thế mạnh của nhiếp ảnh để thông tin. Thế mạnh lớn nhất của nhiếp ảnh là ghi trực tiếp, chính xác, kịp thời, và sinh động. Các yếu tố này tạo nên giá trị chân thật, giá trị lịch sử và trường tồn của ảnh. Có người nói đây là sự giao thoa giữa ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật. Đấy là cách nhìn từ góc độ báo chí. Còn góc nhìn từ bản chất của nhiếp ảnh thì đó là sự kết tinh của nghệ thuật nhiếp ảnh.

Mới đây, nhân kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một cuộc triển lãm hoành tráng đã được tổ chức tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam với chủ đề “Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX”. Đây là hoạt động hết có ý nghĩa để tuyên truyền, phổ biến và tôn vinh giá trị của tài liệu nói chung, tài liệu ảnh nói riêng trong đời sống xã hội và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, triển lãm cũng giúp công chúng hiểu hơn về cuộc sống đời thường bình dị, lạc quan của nhân dân miền Bắc - hậu phương lớn của chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, thể hiện tính nhân văn cao cả, sức chiến đấu, chịu đựng, hy sinh của một dân tộc bất khuất, kiên cường, khát khao và yêu chuộng hòa bình.

Tác phẩm “Vựa ngô chống Mỹ huyện Khoái Châu, Hưng Yên” của Mầu Hoàng Thiết

Tác phẩm “Vựa ngô chống Mỹ huyện Khoái Châu, Hưng Yên” của Mầu Hoàng Thiết

Hơn 100 tác phẩm ảnh tư liệu lịch sử trưng bày tại triển lãm lần này chính là những tác phẩm được lựa chọn trong kho tư liệu hơn 1.000 tác phẩm ảnh (bao gồm trên 700 phim gốc và trên 300 files scan chuyển từ phim, ảnh giấy cũ sang dạng kỹ thuật số) của NSNA, nhà báo Mầu Hoàng Thiết vừa hiến tặng cho Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ, trực tiếp tiếp quản là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV thời điểm tháng 2 vừa qua. Đặc biệt, trong đó bao gồm cả cụm 5 ảnh đặc sắc về “Hậu phương thời chiến” đã vinh dự được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2017.

Được biết, toàn bộ ảnh triển lãm sau khi kết thúc trưng bày tại Hà Nội, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục phối hợp với Bảo tàng Tuổi trẻ tổ chức triển lãm luân phiên tại nhiều tỉnh thành trên cả nước nhằm tiếp tục lan tỏa thông điệp ý nghĩa về những giá trị của ảnh tư liệu đối với mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước./.

Thiên An

 Trả lời phỏng vấn của báo chí sau khai mạc, NSNA Vũ Quốc Khánh - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đánh giá cao tính khoảnh khắc và giá trị nhân văn trong các tác phẩm tại triển lãm của NSNA, nhà báo Mầu Hoàng Thiết. Nói về giá trị của nhiếp ảnh trong dòng chảy của lịch sử, NSNA Vũ Quốc Khánh nhấn mạnh: “Nhiếp ảnh sẽ ngày càng khẳng định là một ngành quan trọng trong việc ghi chép hiện thực lịch sử, trong đó, người trực tiếp cầm máy chụp ảnh để ghi lại những khoảnh khắc lịch sử cũng chính là một nhân chứng, là người ghi chép lịch sử bằng hình ảnh. Với thời gian, những tấm ảnh đặc biệt xuất sắc đã, đang và tiếp tục trở thành di sản ảnh của nhân loại”. 

Tin khác

Hà Nam phát động hưởng ứng Giải Búa liềm vàng lần thứ IX năm 2024

Hà Nam phát động hưởng ứng Giải Búa liềm vàng lần thứ IX năm 2024

(CLO) Hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng, Giải Búa liềm vàng lần thứ IX năm 2024, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Nam Đinh Thị Lụa đề nghị các cấp ủy, tổ chức Đảng tiếp tục quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa, thể lệ của Giải; xây dựng kế hoạch hưởng ứng Giải thiết thực, hiệu quả, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng...

Nghề báo
Chia sẻ kinh nghiệm về ứng dụng AI và phân tích dữ liệu trong báo chí

Chia sẻ kinh nghiệm về ứng dụng AI và phân tích dữ liệu trong báo chí

(CLO) Chiều 9/5, MGID Việt Nam phối hợp Global PR Hub cùng một số đơn vị tổ chức hội thảo về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu trong báo chí.

Nghề báo
Trao quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân và Phó Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội

Trao quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân và Phó Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội

(CLO) Chiều 9/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì Lễ trao quyết định bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý của Văn phòng Quốc hội.

Nghề báo
Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(CLO) Ngày 9/5, tại Tây Ninh, Ban Chỉ đạo 35 - 57 tỉnh Tây Ninh tổ chức tập huấn kỹ năng tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đợt 1 năm 2024.

Nghề báo
Trung tâm báo chí đã phát huy và triển khai hiệu quả nhiệm vụ được giao

Trung tâm báo chí đã phát huy và triển khai hiệu quả nhiệm vụ được giao

(NB&CL) Là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng, tổ chức và vận hành Trung tâm báo chí (TTBC), trong đó nhiệm vụ trọng tâm là cung cấp thông tin phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cán bộ TTBC đã có những ngày triển khai thực hiện nhiệm vụ đầy nỗ lực và quyết tâm.

Nghề báo