Nữ giới làm nhân viên bất động sản và chuyện bị nam khách hàng “gạ tình” như cơm bữa

Thứ hai, 08/03/2021 06:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nữ giới, khi làm nghề môi giới bất động sản sẽ phải đánh đổi rất nhiều, mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả hạnh phúc của bản thân. Đặc biệt, bất kỳ nữ nhân viên môi giới nào cũng sẽ phải đối mặt với nhiều cạm bẫy nghề nghiệp, trong đó nhức nhối nhất là nạn “gạ tình”.

Từ cô hiệu phó, hơn 10 năm kinh nghiệm chuyển nghề “buôn lưỡi, bán nước bọt”

Trong 5 năm gần đây, phụ nữ làm nghề môi giới bất động sản đã không còn là chuyện hiếm thấy. Tuy nhiên, so với cánh “mày râu”, phụ nữ làm môi giới sẽ phải đánh đổi rất nhiều, mồ hôi, nước mắt thậm chí là cả hạnh phúc của bản thân.

Môi giới bất động sản, một nghề không dễ dàng với nữ giới (Ảnh minh họa)

Môi giới bất động sản, một nghề không dễ dàng với nữ giới (Ảnh minh họa)

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, chị Tạ Hảo (SN 1983), một nữ nhân viên môi giới tại Hà Nội chia sẻ: Bất cứ ngành nghề nào đều có mặt tốt và mặt trái, dù là nam hay nữ khi lựa chọn nghề nghiệp cũng đều phải chấp nhận thử thách trong công việc.

Chị Hảo, vốn là một giáo viên mầm non, có hơn 10 năm kinh nghiệm. Trước khi chuyển sang nghề môi giới, chị Hảo đã từng làm hiệu phó, với mức lương 9 triệu đồng/tháng. Chị tâm sự, chị đến với nghề môi giới vì chữ “duyên”, sau đó mới đến vấn đề tài chính.

“Với 9 triệu đồng/tháng, dù không hẳn là cao, nhưng so với thu nhập từ nghề giáo, thì đây là mức lương nhiều người mong muốn. Tuy nhiên, trước khi đến với nghề giáo, tôi đã thích làm bất động sản. Cho đến giữa năm 2020, cơ hội mới thực sự đến”, chị Hảo nói.

Tính tới nay, chị Hảo mới hoạt động trong ngành môi giới bất động sản được 6 tháng. Tuy nhiên, chị đã nếm trải mọi đắng cay, ngọt bùi do nghề này mang lại.

Chị tâm sự: Lúc đầu, chồng chị Hảo nghĩ rằng nghề môi giới nhàn hơn nghề giáo viên, nên anh đồng ý cho chị chuyển từ nghề giáo sang làm môi giới bất động sản.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nghề môi giới không hề nhàn, mà còn vất vả hơn nghề giáo viên mầm non.

“Nghề giáo chỉ đi làm giờ hành chính, thứ 7, Chủ nhật được nghỉ. Trong khi, nghề môi giới bất động sản không có thời gian cố định, thức khuya, dậy sớm là chuyện bình thường. Có khi đi làm từ 5 giờ sáng, tới 12 giờ đêm mới được về nhà. Thời gian làm việc phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng. Cứ hễ có khách, kể cả sáng hay đêm, nắng gió hay mưa giông đều phải dắt xe máy đến nơi tư vấn cho khách”, chị Hảo chia sẻ.

Với trách nhiệm của một người phụ nữ, khi làm nghề môi giới bất động sản, chị không thể dung hòa chu toàn giữa việc nhà và công việc. Điều này đã ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình chị.

“Mình có 2 cháu, cháu lớn học lớp 12, cháu nhỏ học lớp 5. Trước khi đi làm, phải chuẩn bị cơm trưa cho con ăn uống để đi học, nên phải dậy từ 5h sáng, đi chợ, cơm nước. Làm nghề này, nếu chồng hiểu và thông cảm cho mình thì tốt, còn nếu chồng không hiểu thì bản thân cũng phải cố gắng gồng gánh trách nhiệm của người phụ nữ”, chị Hảo giãi bày.

Bù lại, nghề môi giới bất động sản cho chị thêm kinh nghiệm sống, khả năng giao tiếp và biết cách xã giao hơn trước. Chị nói, nghề giáo là nghề “đóng”, mỗi ngày đi làm đều giống nhau. Trong khi nghề môi giới là nghề “mở”, mỗi ngày sẽ là một kinh nghiệm sống, một trải nghiệm hoàn toàn khác. Do đó, chị Hảo khẳng định sẽ không quay lại nghề giáo mà gắn bó lâu dài với nghề môi giới bất động sản.

Bí kíp từ chối lời “gạ tình” từ khách hàng nam giới

So với cánh “mày râu”, nữ giới làm môi giới bất động sản có lợi thế hơn về ngoại hình, dễ tiếp cận khách hàng hơn. Trong ngành này, phụ nữ dễ tạo thiện cảm với khách hàng.

Tuy nhiên, lợi thế này cũng phát sinh ra nhiều vấn đề khó tránh khỏi. Trong đó, vấn nạn “gạ tình” hay bị khách hàng nam chọc ghẹo là chuyện bình thường và thường xuyên xảy ra.

Mới chỉ có 6 tháng làm việc trong nghề môi giới bất động sản, nhưng bản thân chị Hảo đã một vài lần gặp phải tình huống này.

Theo chị Hảo, đã là gạ tình, thì trăm anh như một, anh nào cũng muốn trêu hoa, ghẹo nguyệt. Nhưng có 2 tình huống, Trường hợp thứ nhất, nếu khách nam gạ tình theo dạng “lịch sự” thì sẽ mời đi chơi, uống nước, cà phê hoặc hẹn riêng để tâm sự.

Với trường hợp này, nữ nhân viên môi giới có thể từ chối khéo léo, bằng cách cáo bận, hoặc nhà xa, hoặc phải đón con,... những giải pháp này vừa không làm mất lòng, vừa dễ dàng thuyết phục được khách.

Tuy nhiên, tuyệt đối không gặp riêng khách hàng nam, nhất là vào thời điểm đêm muộn, hoặc chỗ vắng người. Lúc đi tư vấn, nữ nhân viên có thể đi theo nhóm, hoặc đi người.

Trường hợp thứ hai, nếu nam khách hàng gạ tình khiếm nhã. Ví dụ, như yêu cầu quan hệ tình dục, hoặc nhắn tin trêu ghẹo. Nữ nhân viên môi giới có thể từ chối giao dịch.

“Có trường hợp, nam khách hàng yêu cầu thẳng thừng nhân viên môi giới phải đánh đổi tình lấy hợp đồng. Với bản thân tôi, hiện tại chưa gặp trường hợp đó, nhưng nhiều chị em, nhất là những cô gái trẻ, mới vào nghề đã từng gặp phải. Tuy nhiên, bản thân tôi cho rằng, làm nghề môi giới phải có khoảng cách với khách hàng, không nên chạy theo đồng tiền mà đánh đổi tất cả”, chị Hảo nói.

Đồng tình với quan điểm này, chị Mai Lan (SN 1995), nhưng đã có 5 năm trong nghề môi giới bất động sản tâm sự: Làm nghề “bán lưỡi, buôn nước bọt”, nhất là nữ không thể tránh khỏi chuyện bị nam giới chọc ghẹo. Do đó, làm trong nghề này, phụ nữ cần phải có bản lĩnh, để vượt qua cám dỗ, nếu không sẽ bị đào thải khỏi nghề.

“Với phái nữ, việc phải nghe những lời nói nặng nề từ khách hàng, thậm chí là bị khách hàng chửi thậm tệ, đứng giữa đường phát tờ rơi giới thiệu dự án, bị khách hàng quấy rối… có thể khiến bản thân bị tổn thương và khó tiếp tục công việc. Tuy nhiên, việc vượt qua được cảm giác xấu hổ và tự ti đó cũng không hề đơn giản, và phải có bản lĩnh để tự mình dẹp bỏ những cám dỗ, từ đó mới thành công trong nghề nghiệp”, chị Lan nói.

Lâm Vũ 

Tin khác

Gia Lai: Cánh quạt điện gió bất ngờ bị gãy khi đang bảo dưỡng

Gia Lai: Cánh quạt điện gió bất ngờ bị gãy khi đang bảo dưỡng

(CLO) Trong quá trình hiệu chỉnh góc quay hướng gió đã gặp phải sấm sét, gió giật mạnh... khiến một cánh quạt bất ngờ bị gãy.

Đời sống
Gần 3.000 người bị tước Giấy phép lái xe trong ngày thứ 3 nghỉ lễ 30/4

Gần 3.000 người bị tước Giấy phép lái xe trong ngày thứ 3 nghỉ lễ 30/4

(CLO) Ngày thứ 3 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 15.541 trường hợp, phạt 35 tỷ 136,4 triệu đồng, tước 2.929 Giấy phép lái xe các loại.

Đời sống
Biển Đông có gió giật cấp 7, cảnh báo sóng lớn trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Biển Đông có gió giật cấp 7, cảnh báo sóng lớn trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, ngày và đêm 29/4 ở vịnh Bắc bộ và vùng biển phía tây bắc khu vực bắc Biển Đông có gió đông nam đến nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7.

Đời sống
Ngọn lửa bao trùm cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, thiệt hại nhiều tài sản giá trị

Ngọn lửa bao trùm cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, thiệt hại nhiều tài sản giá trị

(CLO) Phát hiện đám cháy bên trong cửa hàng FPT ở Gò Vấp (TP.HCM), các nhân viên cùng người dân nỗ lực dập tắt đám cháy nhưng bất thành. Rất may không có thương vong về người.

Đời sống
Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

(CLO) Khi tổ công tác lập biên bản vi phạm hành chính về lỗi vi phạm nồng độ cồn, ông T. đã ký vào biên bản và đi ra ngoài, sau đó leo lên thùng xe Cảnh sát giật nắp bình xăng, châm lửa chiếc xe máy.

Đời sống