Nữ hoàng Elizabeth II: Biểu tượng cho sự trường tồn

Thứ sáu, 09/09/2022 17:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nữ hoàng Elizabeth II có thời gian trị vì lâu nhất trong lịch sử Vương quốc Anh. Bà là một trong những bậc quân vương cuối cùng sinh ra trong thời đại cổ điển của hoàng gia châu Âu, khi mà các vị vua vẫn còn nắm thực quyền. Bà chính là biểu tượng vĩ đại cho sự trường tồn.

Triều đại rực rỡ và cuộc đời sóng gió

Khoảnh khắc băng hà của Nữ hoàng Elizabeth diễn ra 7 tháng sau khi bà đã đánh dấu kỷ niệm 70 năm ngày lên ngôi, một trong vô vàn cột mốc quan trọng trong cuộc đời đây vinh quang song cũng rất sóng gió của Nữ hoàng. Mặc dù miễn cưỡng bước vào ánh hào quang khi còn trẻ, nhưng bà đã giành được sự ca tụng trên toàn thế giới về tận hiến trong công việc.

nu hoang elizabeth ii bieu tuong cho su truong ton hinh 1

Nữ hoàng Elizabeth đã băng hà, song tên tuổi của bà sẽ được ghi nhớ mãi mãi. Ảnh Getty

Triều đại trị vì lâu dài của bà đã chứng kiến một nước Anh chuyển từ một đế quốc suy tàn do chiến tranh thành một quốc gia đa văn hóa hiện đại. Dù sau này Vương quốc Anh ít khi phụ thuộc vào sự lãnh đạo của Nữ hoàng trong việc điều hành đất nước, nhưng bà vẫn luôn nhận được sự kính trọng của các quan chức cũng như thần dân.

Bên cạnh sự ngưỡng mộ, niềm vui - đặc biệt là cuộc hôn nhân năm 2011 của cháu trai Hoàng tử William với Catherine Middleton, và sự ra đời của ba cậu chắt - vương triều và cuộc đời của bà Elizabeth cũng phải trải qua rất nhiều sóng gió.

Elizabeth Alexandra Mary sinh năm 1926, là con đầu lòng của Công tước và Nữ công tước xứ York. Nhưng bà không được xem như người thừa kế ngai vàng cho đến năm 1937, khi cha bà trở thành Vua George VI sau sự thoái vị đầy tai tiếng của người anh trai - các sự kiện từng được tái hiện lại trong bộ phim đoạt giải Oscar "The King's Speech" và những serie phim đang ăn khách trên Netflix "Vương miện"

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Công chúa Elizabeth lặng lẽ trải qua tuổi thơ và tuổi niên thiếu của mình. Trong thời gian sống tại Blitz on London ở lâu đài Windsor gần đó, bà Elizabeth được giáo dục trong một môi trường khép kín, với những thầy giáo riêng.

Bà bắt đầu bước vào cuộc sống cộng đồng vào năm 1940 khi ở độ tuổi 14. Bà thực hiện buổi phát biểu đầu tiên của mình, một bài phát biểu trước những trẻ em bị tàn phá bởi chiến tranh. Năm 16 tuổi, bà được phong làm đại tá danh dự của Đội cận vệ Grenadier, một trung đoàn bộ binh của quân đội Anh.

Cuộc sống thời chiến mang lại cho bà một số quyền tự do vượt ra ngoài những ràng buộc truyền thống của cuộc sống hoàng gia. Năm 1945, bà gia nhập Cơ quan Lãnh thổ Phụ trợ và từng có thời gian chân tay dính đầy dầu mỡ, khi học lái và bảo dưỡng các phương tiện quân sự.

Khi Thế chiến II kết thúc ở châu Âu với chiến thắng thuộc về Vương quốc Anh và phe đồng minh, Công chúa Elizabeth đã mặc đồng phục hòa vào đám đông ăn mừng bên ngoài Cung điện Buckingham.

Khi sức khỏe của cha bà suy giảm nhanh chóng, Công chúa Elizabeth bắt đầu nhận nhiều nhiệm vụ chính thức hơn, đảm nhận vị trí của ông tại cuộc diễu hành quân sự "Quân đội sắc màu" rất nổi tiếng từ năm 1949. Năm 1952, khi Elizabeth và chồng Philip đang có chuyến đi chính thức đến Kenya, thì tin tức về cái chết của cha bà ập đến. Đúng lúc đó bà chính thức trở thành Nữ hoàng.

Sau khi đăng quang năm 1953, bà đã thực hiện nhiều chuyến công du chính thức, giám sát các cuộc họp Quốc hội, chào đón các nhà lãnh đạo nổi tiếng trên toàn thế giới đến thăm như Dwight Eisenhower, Charles de Gaulle và Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev, cũng như thực hiện các công việc bình thường khác, như thăm một mỏ than.

Năm 1964, Nữ hoàng làm mẹ lần thứ 4 khi cậu con trai Edward ra đời, sau Charles và các anh chị em Anne và Andrew. Tuy nhiên, lịch trình công việc của bà không bởi thế mà ít đi.

Khi trị vì Vương quốc Anh ở thập kỷ thứ ba, bà đã trở thành một biểu tượng và chứng kiến những bước ngoặt lớn trong gia đình hoàng gia. Thái tử Charles lúc đó đang dấn thân vào cuộc đời binh nghiệp. Công chúa Anne, một nữ kỵ sĩ nổi tiếng, đã kết hôn.

Một đám cưới hoàng gia khác diễn ra vào năm 1981 khi Thái tử Charles kết hôn với Công nương Diana Spencer tại Nhà thờ St Paul ở London. Hàng triệu người trên khắp thế giới đã xem buổi lễ trên truyền hình, vui mừng mà không biết rằng nó sẽ mở ra thời kỳ biến động nhất trong cuộc đời Nữ hoàng.

Ly hôn, hỏa hoạn và cái chết của Diana

Năm thứ 40 của Nữ hoàng Elizabeth trên ngai vàng, năm 1992, đánh dấu thời điểm tồi tệ nhất trong cuộc đời của bà khi ba cuộc hôn nhân trong hoàng gia đổ vỡ. Công chúa Anne và Mark Philips ly hôn, Charles và Diana ly thân. Trong khi đó vợ của Hoàng tử Andrew bị chụp ảnh ngực trần với một giám đốc tài chính người Mỹ.

nu hoang elizabeth ii bieu tuong cho su truong ton hinh 2

Nữ hoàng Elizabeth trong thời gian quân ngũ khi Chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra. Ảnh: Getty

nu hoang elizabeth ii bieu tuong cho su truong ton hinh 3

Nữ hoàng Elizabeth trong lễ tang chồng, Hoàng thân Philip - một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất của cuộc đời bà.

nu hoang elizabeth ii bieu tuong cho su truong ton hinh 4

Nữ hoàng Elizabeth gặp Meghan, Nữ công tước xứ Sussex và Hoàng tử Harry - những người cũng đã gây cho bà sự phiền muộn vào cuối đời khi từ bỏ tước vị hoàng gia và sang Mỹ sinh sống.

Sau tất cả là một ngọn lửa lớn đã phá hủy lâu đài Windsor, gây ra thiệt hại lớn. Sau vụ hỏa hoạn, một cuộc phản đối đã nổ ra khi người ta chỉ trích rằng tiền công đã được sử dụng để tài trợ cho việc trùng tu.

Những vấn đề này phần nào đã lắng xuống sau khi Nữ hoàng thực hiện chuyến thăm lịch sử để gặp Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela vào năm 1995. Nhưng sóng gió đã lại xuất hiện với cái chết bi thảm của Công nương Diana vào năm 1997, chỉ một năm sau khi ly dị với Thái tử Charles và trong một vụ tai nạn xe hơi kinh hoàng.

Điều này đã đánh dấu một bước ngoặt.  Sau nhiều ngày im lặng, Nữ hoàng trở lại London, nói chuyện và thừa nhận có những bài học cần rút ra từ cuộc đời Diana. Sự nhún nhường của Nữ hoàng Elizabeth đã khiến dư luận xúc động và những lời chỉ trích đã giảm bớt.

Sau cái chết của Công nương Diana, Nữ hoàng đã tạo nên hình ảnh về một gia đình hoàng gia hiện đại và mềm mỏng hơn, dễ tiếp cận hơn. Điều này được thể hiện rõ ràng vào năm 2005 khi bà đồng ý cho cuộc hôn nhân đầy tranh cãi của Thái tử Charles và người vợ thứ hai Camilla Parker Bowles.

Vào năm 2012, lễ kỷ niệm kim cương của Nữ hoàng được tổ chức trên khắp Khối thịnh vượng chung, với đỉnh điểm là cuộc thi sắc đẹp lấp lánh trên sông Thames ở London, và một buổi hòa nhạc với những bản nhạc hay nhất trong 6 thập kỷ trên ngai vàng của bà.

Ba năm sau, bà vượt qua 63 năm trị vì của Nữ hoàng Victoria để trở thành quốc vương Anh trị vì lâu nhất. Vào năm 2016, bà đánh dấu sinh nhật lần thứ 90 của mình bằng một loạt các lễ hội và những lời ca tụng từ khắp nơi trên thế giới. Vào tháng 2 năm 2022, bà đánh dấu lễ kỷ niệm bạch kim của mình, khi trở thành quốc vương Anh đầu tiên trị vì trong 70 năm.

Sự tận hiến đến hơi thở cuối cùng

Tuy nhiên, những năm cuối đời của Nữ hoàng đã diễn ra với đầy biến động và khó khăn, về cả đời tư lẫn công việc chung của đất nước.

nu hoang elizabeth ii bieu tuong cho su truong ton hinh 5

Một trong những khoảnh khắc cuối cùng được ghi lại trong cuộc đời Nữ hoàng Elizabeth. Bà vẫn kịp tiếp đón và sắc phong cho tân Thủ tướng Anh Liz Truss chỉ 2 ngày trước khi băng hà.

Đầu tiên đó là đại dịch COVID đã tàn phá nước Anh, khiến bà phải khẩn trương đưa ra bài phát biểu trên truyền hình kêu gọi sự đoàn kết. Trong khi đang phải tập hợp tinh thần quốc gia, thì Nữ hoàng đã phải đối mặt với những biến động trong gia đình. Chưa đầy hai năm sau đám cưới hoành tráng ở Lâu đài Windsor, Hoàng tử Harry và Meghan thông báo rằng họ sẽ rút lui khỏi vai trò cao cấp trong hoàng gia và rời Anh.

Trong khi đó, Hoàng tử Andrew, thường được gọi là "người con trai yêu thích nhất" của Nữ hoàng, đã bị buộc phải từ bỏ chức vụ công sau cuộc phỏng vấn thảm khốc năm 2019 với BBC về các cáo buộc về tình dục.

Rồi đến tháng 4 năm 2021, Nữ hoàng phải chứng kiến sự qua đời của chồng mình, Hoàng thân Philip. Những hạn chế đại dịch khiến bà tỏ ra cô đơn hơn sau đó, cũng như đối mặt với nhiều mối rủi ro về sức khỏe. Dù rất thận trọng, song bà vẫn bị nhiễm COVID-19 vào tháng 2 năm 2022, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.

Trong thời gian sau đó, bà gần như không rời khỏi Lâu đài Balmoral ở Scotland, nơi ở của bà trong những ngày cuối đời thay vì Cung điện Buckingham. Tuy nhiên, Nữ hoàng vẫn kịp đợi đến ngày đăng quang của Liz Truss để sắc phong cho nữ thủ tướng này vào ngày 6/9 vừa rồi, rồi mới trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 96 và 70 năm trị vì Vương Quốc Anh.

Bởi vậy dù đã băng hà, song Nữ hoàng Elizabeth vẫn sẽ mãi mãi trường tồn trong tâm trí của thần dân Vương quốc Anh, và tất nhiên sẽ được in đậm trong sử sách như một vị quân vương vĩ đại suốt từ cổ chí kim.

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế
Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế