Ôm “bom nợ” khủng, tỷ phú bất động sản Trung Quốc khiến hội bạn giàu có trả giá đắt

Thứ tư, 01/09/2021 06:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Những người bạn giàu có, từng đổ tiền vào đế chế bất động sản hàng đầu Trung Quốc của tỷ phú Hứa Gia Ân, hiện phải trả giá đắt trong bối cảnh tập đoàn này đang chật vật trả khối nợ khủng.

“Bom nợ khủng”

om bom no khung ty phu bat dong san trung quoc khien hoi ban giau co tra gia dat hinh 1

Ông trùm bất động sản Hứa Gia Ân từng giữ ngôi vị người giàu nhất Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg/Getty Images.

Theo Bloomberg, khi Tập đoàn bất động sản China Evergrande rơi vào thời kỳ khó khăn, tỷ phú Trung Quốc Hứa Gia Ân đã vay mượn tiền từ những mối quan hệ thân quen của mình. Để giúp ông Hứa, những người bạn giàu có đã mua cổ phần trong Evergrande, mua trái phiếu hoặc bằng nhiều cách khác nhau.

Với vốn đầu tư này, ông Hứa đã mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản hồi tháng 12 năm ngoái và một công ty khởi nghiệp xe điện hồi tháng 1 đầu năm nay. Song, giá cổ phiếu của Evergrande và các công ty con lao dốc trong những tháng vừa qua cũng đồng nghĩa với việc ông Hứa đã khiến cho những người bạn của mình phải trả giá đắt.

Giá cổ phiếu của Tập đoàn bất động sản Evergrande sụt giảm gần 70% trong năm nay. Cùng thời điểm, Evergrande Property Services Group Ltd. sụt giá 34% so với giá phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) dự kiến.

Vào tháng 1, các nhà đầu tư đã chi tổng cộng 3,4 tỷ USD để mua cổ phần của China Evergrande New Energy Vehicle Group – công ty khởi nghiệp xe điện của tỷ phú Hứa.

Tuy nhiên, giá trị khoản đầu tư lao dốc hơn 70% kể từ đó đến nay. Họ cũng chưa thể bán do thỏa thuận ban đầu quy định không được rút vốn đầu tư. Vào hồi tháng 5, Evergrande cũng bán 1,4 tỷ USD cổ phiếu khác trên thị trường mở cho các nhà đầu tư ẩn danh.

Lo ngại rằng Evergrande sẽ phải bán tài sản với mức giá thấp của giới đầu tư đã khiến cổ phiếu của các công ty con niêm yết của Evergrande sụt giá. Đế chế bất động sản hàng đầu Trung Quốc hiện mắc nợ tổng cộng 300 tỷ USD.

Những khoản đầu tư

om bom no khung ty phu bat dong san trung quoc khien hoi ban giau co tra gia dat hinh 2

Đế chế bất động sản hàng đầu Trung Quốc Evergrande Group hiện mắc nợ tổng cộng 300 tỷ USD. Ảnh: Bloomberg.

Hồi tháng 1, ông Hứa đã bán 26 tỷ HKD (tương đương 3,4 tỷ đô la) cổ phần trong startup xe điện của Evergrande cho 6 nhà đầu tư, với thời hạn lock-up (không được rút vốn đầu tư) lên tới 12 tháng.

Việc đặt mua, diễn ra trong bối cảnh cơn sốt toàn cầu đối với các nhà sản xuất xe điện và thị trường chứng khoán đang tăng mạnh, đã giúp kích hoạt một đợt tăng giá cổ phiếu hơn 50% chỉ sau một ngày tin tức được đưa ra. Các nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá 27,3 HKD/cổ phiếu. Hôm 27/8, giá lao dốc về 6,5 HKD/cổ phiếu.

Nhóm 6 nhà đầu tư bao gồm ông Chen Hua, Chủ tịch Tập đoàn Kingkey. Ông đã bỏ 5 tỷ HKD vào startup EV của ông Hứa thông qua một công ty con. Tiếp đến là ông Wong Kwong Miu, chủ tịch Shenzhen Centralcon Investment Holding Co., cũng đầu tư 5 tỷ HKD. Liu Ming Hui, Chủ tịch của China Gas Holdings Ltd., cũng đầu tư 3 tỷ HKD.

Đặc biệt, Tập đoàn đầu tư Shenzhen Greenwoods của ông Wang Zhongming chi 5 tỷ USD cho Evergrande. Bà Chan Hoi-wan, Giám đốc điều hành China Estates Holdings Ltd, vợ của tỷ phú Hồng Kông Joseph Lau cũng đầu tư 5 tỷ HKD thông qua Heyirong International Trade Co.

Công ty quản lý bất động sản của Evergrande đã huy động được 14,3 tỷ HKD trong đợt IPO tại Hồng Kông hồi tháng 11. Đợt chào bán bao gồm 23 nhà đầu tư nền tảng (cornerstone).

Theo một hồ sơ của Bloomberg, 3 trong số các nhà đầu tư chiến lược của startup xe điện NEV cũng là những nhà đầu tư nền tảng của đơn vị dịch vụ bất động sản. Bà Chan của China Estates Holdings Ltd. là nhà đầu tư lớn nhất trong vòng gọi vốn trước khi niêm yết, chiếm 5% cổ phần. Trong khi đó, Kingkey Group mua 236 triệu HKD và nhà sáng lập Centralcon Group đã đầu tư 200 triệu HKD.

Trả giá đắt

Một số nhà đầu tư lớn trong đợt gọi vốn đó đến từ nhóm bạn chung có sở thích chơi poker của ông Hứa. Được biết đến với tên Big Two Club, nhóm bao gồm ông Lau của Chinese Estates, ông Henry Cheng của New World Development Co. và ông Cheung Chung Kiu của CC Land.

Họ đã thực hiện nhiều giao dịch trong những năm qua. Mối liên hệ này lớn đến mức một khi Evergrande vỡ nợ, các doanh nghiệp của họ đều sẽ chịu ảnh hưởng.

China Estates đã trải qua tình trạng thua lỗ trong nửa đầu năm nay do sự sụt giảm thu nhập từ Evergrande. Tập đoàn bất động sản của ông Hứa đã cắt cổ tức hàng năm vào tháng 3, và sau đó quyết định dừng một khoản chi trả đặc biệt. Khoản lỗ trên giấy tờ của Chinese Estates vào khoản đầu tư cho Evergrande của nó lên tới 4,11 tỷ HKD. Giá cổ phiếu của Chinese Estates giao dịch gần mức thấp nhất kể từ năm 2004.

Vào hôm 27/8 vừa qua, China Strategic Holdings Ltd., một công ty đầu tư được New World của ông Cheng hậu thuẫn, cho biết trong một tuyên bố rằng họ nắm giữ 133,6 triệu cổ phiếu China Evergrande NEV. Giá trị khoản cổ phần chỉ đạt khoảng 868 triệu HKD, giảm đáng kể so với giá trị đầu tư là 3,9 tỷ HKD ban đầu. China Strategic cũng đã bán trái phiếu Evergrande với khoản lỗ 4,7 triệu USD, theo một tuyên bố hôm 24/8.

Trong báo cáo của mình, tập đoàn CC Land cho biết cổ phần của họ trong đơn vị xe điện của Evergrande trị giá hơn 5% tổng tài sản, khoản đầu tư lớn nhất của họ tính theo số liệu đó.

Tỷ phú Zhang Jindong đã mất quyền kiểm soát chi nhánh bán lẻ của đế chế Suning của mình khi nó nhận được một gói cứu trợ do nhà nước hậu thuẫn vào tháng 7. Mối quan tâm về dòng tiền của tập đoàn ông bùng lên vào tháng 9 năm ngoái, khi Zhang từ bỏ quyền nhận khoản thanh toán 20 tỷ NDT từ Evergrande. Quyết định này đã giúp tỷ phú Hứa cứu được công ty của chính mình nhưng lại không có ý nghĩa gì về mặt tài chính đối với các nhà đầu tư.

Shenzhen Investment Ltd., một nhà phát triển bất động sản niêm yết do chính phủ Thâm Quyến kiểm soát, cho biết giá trị của Hengda Real Estate Group Ltd. của họ đã giảm khoảng 833 triệu HKD trong nửa đầu năm. Tính đến ngày 30 tháng 6, số cổ phần này trị giá khoảng 4% tổng tài sản của nó, theo một tuyên bố cho sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông.

Hồi tháng 7, Asia Orient Holdings Ltd., do ông Poon Jing đứng đầu, tiết lộ rằng họ đang nắm giữ 1 tỷ USD trái phiếu Evergrande, bao gồm cả trái phiếu mà họ đã mua với giá 230 triệu USD trong năm qua. Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, vào thời điểm đó, công ty của Poon và các chi nhánh của nó đang phải chịu lỗ chưa thực hiện trên các khoản nắm giữ được tiết lộ, do trái phiếu Evergrande được giao dịch gần mức thấp kỷ lục.

Hương Vũ

Tin khác

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp