Ông Đinh La Thăng khẳng định đầu tư vào OceanBank hiệu quả

Thứ ba, 20/03/2018 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 20/3, tại phiên tòa xét xử vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank), đại diện Viện Kiểm sát và các luật sư đã tiến hành phần xét hỏi.

Theo hồ sơ vụ án, ngày 17/9/2008, Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank) được Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) mời đến trụ sở PVN để gặp gỡ, làm việc với đại diện PVN do bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên PVN) chủ trì để thống nhất thỏa thuận PVN tham gia góp vốn khi OceanBank tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng trong năm 2008.

Báo Công luận
 Bị cáo Đinh La Thăng khai trước tòa

Căn cứ vào kết quả làm việc với đại diện OceanBank, ngày 18/9/2008, Nguyễn Ngọc Sự (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN) ký văn bản số 140B gửi Đinh La Thăng báo cáo kết quả đàm phán với Hà Văn Thắm kèm theo báo cáo đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu tài chính của OceanBank.

Cùng ngày 18/9/2008, mặc dù không tổ chức cuộc họp Hội đồng quản trị, không lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị nhưng Đinh La Thăng đã ký Thỏa thuận số 6934 với Hà Văn Thắm để PVN tham gia góp vốn vào OceanBank theo các nội dung hai bên đã thống nhất. Sau khi đã ký thỏa thuận với Hà Văn Thắm, đến ngày 22/9/2008, Đinh La Thăng mới có bút phê “xin ý kiến các thành viên Hội đồng quản trị” trên văn bản số 140B ngày 18/9/2008.

Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Đinh La Thăng nói việc ký thỏa thuận giữa PVN với OceanBank để hai bên có căn cứ báo cáo với Hội đồng quản trị cũng như cơ quan có thẩm quyền. Biên bản thỏa thuận này không có giá trị pháp luật, không có số văn bản. Ông Thăng khẳng định lại, việc đầu tư vào OceanBank chỉ được thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo ông Thăng, nếu Hội đồng quản trị không có văn bản đề xuất, không ký vào văn bản đồng thuận của các thành viên Hội đồng thành viên về việc đầu tư vào OceanBank, thì không có căn cứ để trình Thủ tướng.

Ông Đinh La Thăng cho rằng, theo quy định, để xem xét đầu tư vào một doanh nghiệp thì phải xem xét đơn vị đó làm ăn hiệu quả. Thực tế, OceanBank có lãi từ năm 2007 đến 2009. Do quy mô còn nhỏ nên ngân hàng cần thêm vốn để mở rộng và phát triển. Theo ông Thăng, bản thân bị cáo nắm rõ về hoạt động của OceanBank, tự tin rằng đầu tư vào đây sẽ có kết quả, hiệu quả. Thực tế đã chứng minh bằng việc ngân hàng sau đó trả cổ tức đều đặn. Về việc Ngân hàng Nhà nước mua OceanBank giá 0 đồng vào năm 2015, ông Thăng cho rằng việc này không liên quan gì đến việc PVN góp vốn năm 2008. Đây là việc xảy ra nhiều năm sau khi PVN đầu tư vào OceanBank. Không có quan hệ biện chứng nào giữa việc PVN đầu tư vào OceanBank với việc ngân hàng này bị mua 0 đồng- bị cáo Đinh La Thăng trình bày.

Vì vậy, ông Thăng cho rằng cáo buộc của Viện kiểm sát về việc OceanBank bị mua 0 đồng do các bị cáo gây thất thoát là oan ức cho bản thân mình cũng như các bị cáo khác. 

Nói về lý do PVN quyết định đầu tư vào OceanBank, bị cáo Đinh La Thăng cho biết, có 2 lý do: đối với doanh nghiệp thì đầu tư phải có hiệu quả; thứ 2 là xử lý những bất cập, tồn tại là việc khắc phục sự cố Ngân hàng Hồng Việt; thứ 3, PVN là đối tác chiến lược của OceanBank, PVN đã giúp OceanBank phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn.

Ông Thăng khai, trong lần thứ 3 góp vốn thêm 100 tỷ của PVN vào OceanBank đúng thời điểm ông đi công tác dài ngày nên ủy quyền điều hành cho ông Nguyễn Xuân Thắng và Hoàng Xuân Hùng (đều là thành viên Hội đồng thành viên PVN). Trong thời gian này, ông Thắng ký ban hành nghị quyết góp thêm 100 tỷ đồng vào OceanBank. Ông Thăng nói khi đi công tác về cũng không biết.

“Trước phiên tòa, bị cáo xin nhận trách nhiệm thay cho các anh Thắng, Sơn, Quỳnh, Liêm, Đức…giả sử có vấn đề gì không đúng, bị cáo xin nhận thay tất cả”- bị cáo Đinh La Thăng nói.

PV

Tin khác

Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Đảm bảo điều kiện triển khai Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

(CLO) Ngày 1/7 tới đây, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chính thức có hiệu lực thi hành. Hiện, Chính phủ, Bộ Công an đã ban hành các nghị định, thông tư để triển khai thi hành luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin tức
Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức