Ông Lê Văn Cuông: Làm mạnh sẽ không dừng ở con số 3 giám đốc sở giáo dục bị bắt

Chủ nhật, 26/09/2021 10:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nguyên Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông, giáo dục hiện nay có nhiều dự án, nhiều nguồn tiền đầu tư vì thế khi kiểm soát lỏng lẻo thì nảy sinh tham nhũng và chuyện nhiều giám đốc sở bị bắt là điều không bất ngờ.

Giáo dục càng ngày có nhiều dự án với số tiền lớn

Như Nhà báo và Công luận đã đưa tin, vừa qua đã liên tiếp có 3 giám đốc sở giáo dục và đào tạo ở Thành Hóa, Quảng Ninh, Điện Biên bị khởi tố liên quan đến sai phạm trong đấu thầu thiết bị dạy học gây chấn động dư luận.

Khi toàn ngành giáo dục triển khai quyết liệt đổi mới, thay đổi chương trình sách giáo khoa mới thì việc nhiều giám đốc sở dính vào sai phạm là một điều cần được phân tích kỹ lưỡng, tìm ra nguyên nhân để có giải pháp ngăn chặn.

ong le van cuong lam manh se khong dung o con so 3 giam doc so giao duc bi bat hinh 1

Tham nhũng trong giáo dục không còn là hiện tượng đơn lẻ, cá biệt.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với nguyên đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông. Theo vị này, đây là tệ nạn mới cần thiết phải quyết liệt ngăn chặn, răn đe, tránh bỏ lọt tội phạm.

Trước đây mọi người thường nghĩ tham nhũng tiêu cực chỉ xảy ra chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế, quản trị các dự án, thu chi ngân sách, đất đai.

Rồi sau đó, tham nhũng lan sang một số lĩnh vực của các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, kiểm soát, Toàn án… các lĩnh vực tư pháp.

Còn vấn đề giáo dục người ta ít chú ý. Bởi đây là lĩnh vực không liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế mà chủ yếu là vấn đề dạy và học.

Nguy cơ để dẫn đến tham nhũng, tiêu cực ít hơn, có chăng cũng chỉ tham nhũng vặt, vấn đề lớn hầu như không có điều kiện. Nhưng hiện nay khác rồi, giáo dục có nhiều dự án, nhiều nguồn tiền nên nguy cơ tham nhũng cũng rất cao.

Tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục trước đây cũng ít được chú ý chí vì xã hội đặt sự kính trọng vào người thầy, suy tôn nghề giáo và xem thầy giáo, cô giáo là người mẫu mực.

Điều là những người được học hành đến nơi, đến chốn, làm gương không chỉ cho học sinh mà xã hội.

Đạo đức của người thầy có thể nói từ xa xưa cha ông ta rất kính nể, các thầy giáo người đã truyền đạt trí thức, phẩm hạnh cho các thế hệ sau. Người khai sáng những con người, dạy chữ, dạy người, những đối tượng được mặc định là mẫu mực.

Những người được mặc định là có phẩm giá trong sáng, dạy người khác nên chắc ít bị cám dỗ bởi đồng tiền mà đặt niềm tin vào đạo đức của họ.

Có chăng khi cả xã hội tiêu cực thì các thầy cô cũng là những người cuối cùng, có vướng mắc thì cũng ít. Môi trường giáo dục không phải nơi có điều kiện vướng vào tham nhũng tiêu cực.

Ông Lê Văn Cuông nói: Trong bối cảnh hiện nay cả xã hội, đất nước, tất cả các cấp, các ngành ở đâu tham nhũng cũng là quốc nạn và không loại trừ lĩnh vực nào cả thì công tác chống tham nhũng trong ngành giáo dục cũng cần được chú ý.

Hiện ngành giáo dục có điều kiện hơn, cũng có nhiều dự án, được cấp vốn lớn. Dự án giáo dục đổi mới chương trình sách giáo khoa thì còn đầu tư cơ sở vật chất cho lớp học, kiên cố hóa trường học, mua sắm trang thiết bị …Ngân sách đầu tư cho giáo dục nhiều lên, lãnh đạo giáo dục vì thế có điều kiện tiếp cận về kinh tế, tài chính, dự án".

"Trước đây, giáo dục không có điều kiện, có chăng chỉ là giải pháp nhỏ, không có dự án lớn, không được đầu tư nên nếu xảy ra tiêu cực chỉ liên quan đến dạy thêm, học thêm, thu các khoản của nhà trường.

Có vi phạm thì cũng chỉ tham nhũng lặt vặt chi tiêu thường xuyên của nhà trường không đáng mấy. Bây giờ dự án lớn, vay tiền nước ngoài để đầu tư cho giáo dục nhiều. Vì thế sự cám dỗ cũng rất lớn.

Quản lý lỏng lẻo, thiếu giám sát trong khi môi trường lại có sự cám dỗ nên việc các lãnh đạo ngành giáo dục tham nhũng, rút ruột của công là điều không hề bất ngờ” – ông Lê Văn Cuông nhấn mạnh.

Xử lý nghiêm khắc, quản lý nghiêm ngặt 

Cũng theo ông Lê Văn Cuông, trong giáo dục việc giám sát, thanh tra, kiểm tra liên quan công tác phòng chống tham nhũng không thường xuyên nên tạo ra sơ hở, môi trường để cho những người quản lý giáo dục bị sa ngã.

“Con người, kể cả thầy giáo khi có điều kiện cơ hội nhưng quản lý lỏng lẻo thì lòng tham nổi lên, không giữ được mình mà bán danh dự cho quỷ sử, bị đồng tiền chi phối, lóa mắt.

Việc giám đốc sở giáo dục và đào tạo tại 3 tỉnh ở Thanh Hóa, Quảng Ninh, Điện Biên bị bắt không khiến tôi bất ngờ. Vì tham nhũng có thể xảy ra ở bất kỳ lĩnh vực nào, cá nhân nào.

Vấn đề hiện nay, cơ quan chức năng có phát hiện thêm được hay không hay vẫn còn nhiều người chưa bị lộ. Vì vẫn còn không ít cá nhân đã không thắng nổi lòng tham.

Tôi nghĩ nhiều người còn vi phạm nhưng chưa bị lộ, chứ không phải chỉ 3 vụ này. Bởi cái này là cái chung của cả hệ thống giáo dục.

Nhiều nơi người ta giữ được mình nhưng cũng có những nơi đã vi phạm. Tôi tin, còn nhiều trường hợp cũng bị vi phạm nhưng chưa bị lộ, chưa bị phát hiện” – ông Lê Văn Cuông nêu quan điểm.

Bình luận thêm, vị này cho rằng, đạo đức của không ít lãnh đạo giáo dục đang xuống cấp. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: Danh dự mới là điều cao quý nhất, địa vị, tiền tài chỉ là phù vân.

Nhưng nhiều người hiện vẫn chưa thực hiện. Không ít người có tư tưởng làm một khoản lớn, tranh thủ “chuyến tàu vét” để sinh sống thoải mái mà không nghĩ đến danh dự. Nhiều người sẵn sàng bán danh dự để lấy tiền hưởng thụ cuộc sống.

“Để chống lại suy thoái, tha hóa về đạo đức của cán bộ trong giáo dục thì pháp luật cần phải nghiêm trị. Cần phải làm thế nào để vi phạm được phát hiện sớm, được ngăn chặn.

Trong chống tham nhũng không chủ quan, lĩnh vực nào cũng có nguy cơ, giáo dục hiện nay nguy cơ cũng lớn. Do đó cần ngăn chặn, răn đe, giám sát quản lý chặt chẽ.

Ba vị giám đốc sở giáo dục và đào tạo nhúng chàm, ngành giáo dục đau xót. Đó là thực trạng báo động và cần làm mạnh tay để loại hết những cá nhân như vậy ra khỏi ngành” – ông Lê Văn Cuông nhấn mạnh.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục