Ông Trump lệnh chính phủ Mỹ hạn chế mua hàng hóa Trung Quốc

Chủ nhật, 17/01/2021 15:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đích thân chỉ đạo các cơ quan chính phủ Mỹ xem xét các phương án hạn chế mua hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc nhằm giảm thiểu rủi ro gián điệp.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 6/2019. Ảnh: SCMP

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 6/2019. Ảnh: SCMP

Trong một tuyên bố vào ngày 15/1, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ - ông Robert O’Brien cáo buộc Trung Quốc nhắm mục tiêu tới các hệ thống thông tin của chính phủ Mỹ để tiếp cận các hồ sơ cá nhân, chiến lược quân sự và các thông tin dữ liệu khác thông qua mạng và các phương tiện khác.

“Vì lý do trên, Mỹ buộc phải có những hành động tương ứng để bảo vệ lợi ích quốc gia, Chúng ta phải điều chỉnh các quy định và chính sách, đồng thời, thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm rủi ro từ hoạt động gián điệp kỹ thuật và con người của Trung Quốc nhắm vào chính quyền liên bang Mỹ”, ông O’Brien nhấn mạnh khi đề cập về vấn đề Trung Quốc.

Chia sẻ thêm, vị cố vấn an ninh còn cho biết đích thân Tổng thống Donald Trump đã chỉ đạo các cơ quan chính quyền nhanh chóng tiến hành đánh giá tình hình để “hạn chế tối đa việc Mỹ mua hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc”. Dù vậy, ông O'Brien không đề cập chi tiết về vấn đề này.  

Tuy nhiên, theo nguồn tin thân cận từ một quan chức chính quyền cấp cao của Mỹ chia sẻ, mục đích chính của việc này là nhằm đẩy lùi các nỗ lực của Trung Quốc trong việc xâm nhập vào mạng lưới công nghệ thông tin của Mỹ để lấy dữ liệu mật.

Bất kỳ điều gì liên quan đến doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp linh kiện cho mạng lưới công nghệ của Mỹ đều có thể trở thành một điểm yếu và một lỗ hổng bảo mật. Từ đó, hoạt động gián điệp của Trung Quốc sẽ sử dụng những dữ liệu trên để tiếp tục duy trì chiến lược tổng hợp quân-dân sự”, theo nguồn tin cho biết.

Động thái này của ông Trump được đưa ra chỉ vài ngày trước khi ông kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống và chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử của Đảng Dân chủ ông Joe Biden. Đây được đánh giá là một trong những cú đòn giáng mới nhất của chính quyền Trump trong nỗ lực nhằm vào Trung Quốc trước khi rời nhiệm sở.

Căng thẳng leo thang

Chính quyền Tổng thống Donald Trump kể từ khi tiếp quản, đã theo đuổi chính sách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc trong hàng loạt các vấn đề từ thương mại, công nghệ, gián điệp cho đến điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19. Những động thái cũng như chính sách đã khiến cho quan hệ song phương Mỹ - Trung Quốc xuống mức thấp kỷ lục trong nhiều thập kỷ

Mới đây nhất, vào hôm 14/1, chính quyền Trump đẩy mạnh các động thái cứng rắn với Trung Quốc trong những ngày cuối nhiệm kỳ bằng việc thêm một số công ty, bao gồm hãng sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi và nhà sản xuất máy bay quốc doanh Comac (Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc) vào danh sách đen các công ty có “liên hệ với quân đội Trung Quốc”.

Comac vốn là trọng tâm trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm sản xuất máy bay thân nhỏ có thể cạnh tranh với Boeing và Airbus. Ảnh: Getty

Comac vốn là trọng tâm trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm sản xuất máy bay thân nhỏ có thể cạnh tranh với Boeing và Airbus. Ảnh: Getty

Vào ngày 15/1, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã tuyên bố áp lệnh trừng phạt với một công ty thép Trung Quốc và một công ty vật liệu xây dựng đặt trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) do hợp tác với Iran Shipping Lines - công ty từng bị Mỹ trừng phạt trước đó.

Vị Ngoại trưởng Mỹ đưa ra lệnh trừng phạt trên chỉ 5 ngày trước khi rời Bộ Ngoại giao Mỹ. Trước đó, ông Pompeo từng chỉ trích “chiến dịch lớn” diễn ra hôm 6/1 tại Hồng Kông khi chính quyền Bắc Kinh tổ chức bắt giữ 55 người, trong đó có luật sư quốc tịch Mỹ John Clancey.

“Chúng tôi lên án mạnh mẽ hành động tước đoạt các quyền tự do và dân chủ tại Hồng Kông của chính quyền Trung Quốc. Chúng tôi sẵn sàng sử dụng tất cả những biện pháp cần thiết để buộc những người có liên quan chịu trách nhiệm về hành vi của họ”, ông Mike Pompeo nhấn mạnh.

                                                          Hương Vũ

Tags:

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp