"Phá giá" đồng tiền quốc nội: Trung Quốc có khơi mào "chiến tranh tiền tệ" ?

Thứ hai, 17/08/2015 09:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) - Động thái “phá giá” đồng Nhân dân tệ (NDT) của Chính phủ Trung Quốc trong những ngày qua đang là một trong những thông tin được quan tâm nhất trên thị trường tiền tệ quốc tế. Không chỉ dừng lại ở việc làm suy yếu đồng tiền của nước này, nhiều giải pháp tài chính khác với các mục tiêu kinh tế tương tự cũng được nhận định đang nằm trong kế hoạch “thay máu” nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới.

CLO - Động thái “phá giá” đồng Nhân dân tệ (NDT) của Chính phủ Trung Quốc trong những ngày qua đang là một trong những thông tin được quan tâm nhất trên thị trường tiền tệ quốc tế. Không chỉ dừng lại ở việc làm suy yếu đồng tiền của nước này, nhiều giải pháp tài chính khác với các mục tiêu kinh tế tương tự cũng được nhận định đang nằm trong kế hoạch “thay máu” nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới. Và khi “sức khỏe” của hệ thống tài chính Trung Quốc dần ổn định, giá trị của đồng Nhân dân tệ có thể điều chỉnh tăng, giảm một cách chủ động, Trưởng ban Kinh tế Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc, ông Ma Jun cho hay.

Liên tiếp trong những ngày qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (POCB) đã gây sốc trên thị trường tiền tệ thế giới với việc điều chỉnh tỉ giá đồng tiền của nước này. Trong ba ngày, giá trị của đồng NDT đã giảm lần lượt ở các mức 1,9%; 1,6% và 1,1%. Cung cấp thông tin tới báo giới, POCB gọi đây là một cuộc cải cách thị trường tự do đơn thuần, nhưng theo một số nhà kinh tế nhận định, đây sẽ chỉ là bước khởi đầu cho một thời kỳ đồng tiền này mất giá dài hạn để kích thích xuất khẩu sau khi nền kinh tế Trung Quốc xuất hiện những dấu hiệu chững lại sau gần 4 thập kỷ phát triển với tốc độ thần kỳ.

Việc đồng NDT rớt giá trên thị trường ngoại hối thể hiện tính linh hoạt trong công tác quản lý tiền tệ của giới chức Trung Quốc, đồng thời giúp nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này khẳng định vị thế của mình, cũng như chứng minh khả năng chủ động điều chỉnh giá trị tiền tệ trong tương lai. Theo ông Ma Jun, trong tương lai gần, đồng NDT được đặt dưới một "canh bạc" với cơ hội trở nên mạnh mẽ hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những rủi ro nhất định mà Ngân hàng Trung Ương nước này đang lo ngại. Tuy nhiên, cơ quan tối cao trong lĩnh vực ngân hàng Trung Quốc cũng khẳng định, sẽ chỉ đưa sử dụng việc hạ giá đồng NDT trong các “trường hợp đặc biệt” để kiểm soát các “biến động nghiêm trọng” trong tỷ giá hối đoái.

[caption id="attachment_34914" align="aligncenter" width="500"]Việc phá giá đồng NDT liệu có mang lại kết quả tích cực cho nền tài chính Trung Quốc?
Việc phá giá đồng NDT liệu có mang lại kết quả tích cực cho nền tài chính Trung Quốc?[/caption]

Ông Ma cũng lên tiếng khẳng định sự lo ngại về động thái này của Trung Quốc có thể sẽ châm ngòi một “cuộc chiến tiền tệ” trên diện rộng, kéo theo sự tham gia của nhiều nước Châu Á khác, gây ảnh hưởng vĩ mô trên toàn cầu cũng như trong khu vực. Tuy nhiên, vị Trưởng ban Kinh tế Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc khẳng định, Trung Quốc không có ý định cũng như nhu cầu tham gia vào một “cuộc chiến tiền tệ”, và cơ quan này sẽ sử dụng những biện pháp can thiệp cần thiết để hỗ trợ đồng NDT ngay khi nền kinh tế nước này ổn định trở lại.

Trả lời cho câu hỏi về triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc sau khi áp dụng các phương thức tài chính làm hạ giá đồng NDT, ông Ma lạc quan kỳ vọng nền kinh tế thứ 2 toàn cầu sẽ tăng trưởng 7% trong năm nay, đúng theo mục tiêu của chính phủ đã đặt ra.

Anh Tú (Theo Reuters)

Tin khác

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp