Phải bỏ tư duy coi du lịch chỉ là vui chơi, giải trí

Thứ sáu, 15/07/2016 22:43 PM - 0 Trả lời

Đó là yêu cầu của Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị định hướng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn diễn ra vào chiều 15/7 tại Trụ sở Chính phủ. Hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì.

(CLO) Đó là yêu cầu của Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị định hướng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn diễn ra vào chiều 15/7 tại Trụ sở Chính phủ. Hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì.

Tham dự Hội nghị còn có Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nguyễn Ngọc Thiện, lãnh đạo các bộ, ngành và 9 địa phương có ngành du lịch phát triển mạnh.

[caption id="attachment_109264" align="aligncenter" width="800"]VGP Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì Hội nghị. (Ảnh VGP)[/caption]

Đề án phát triển du lịch do Bộ VHTT&DL dự thảo nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của đất nước cũng như kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tăng cường đóng góp của ngành cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Du lịch luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Đầu những năm 1990, thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, Chính phủ đã xây dựng và thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010 làm cơ sở quản lý, phát triển du lịch cả nước.

Tới năm 1998, Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 2002-2010 và tầm nhìn năm 2020. Văn kiện Đại hội IX của Đảng cũng xác định: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”.

Sau sự kiện Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan 981 vào khu vực thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông làm suy giảm khách du lịch quốc tế tới Việt Nam trong thời gian dài, Đảng và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nhiều giải pháp để hỗ trợ du lịch phục hồi và tiếp tục phát triển.

Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 tiếp tục khẳng định tập trung phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, trong đó có du lịch. Chiến lược phát triển du lịch tới năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 đã khẳng định và làm rõ hơn: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội”.

Thực tế triển khai Chiến lược phát triển du lịch tới 2020 và tầm nhìn 2030, các chỉ tiêu định lượng đã đạt và vượt so với mục tiêu của Chiến lược. Khách quốc tế đạt 7,9 triệu so với chỉ tiêu là 7-7,5 triệu lượt; khách nội địa đạt 57 triệu trong khi chỉ tiêu là 47-48 triệu lượt. Tổng thu là 15,40 tỷ USD (chỉ tiêu là 10-11 tỷ USD), đóng góp vào GDP hiện nay là 6,6% so với mục tiêu là 5,5- 6%...

[caption id="attachment_109267" align="aligncenter" width="650"]VGP1 Sau sự kiện Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan 981 vào khu vực thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông làm suy giảm khách du lịch quốc tế tới Việt Nam trong thời gian dài, Đảng và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nhiều giải pháp để hỗ trợ du lịch phục hồi và tiếp tục phát triển. Ảnh Internet[/caption]

Theo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện, dự thảo Đề án xác định tới năm 2020, nước ta căn bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với các mục tiêu cụ thể: Tới năm 2020 thu hút 14-15 triệu lượt khách du lịch/năm và có khả năng còn cao hơn. Về các chỉ tiêu kinh tế, ngành du lịch sẽ đóng góp 9-10% GDP (mức độ đóng góp lan tỏa cho GDP lên tới 20%); tổng thu từ khách du lịch là 29-32,5 tỷ USD; tạo ra 3,5 triệu việc làm trong đó có 1,02 triệu việc làm trực tiếp.

Về doanh nghiệp du lịch, tổng số buồng lưu trú là 600.000 buồng, trong đó 30-35% đạt chuẩn 3-5 sao, tốc độ tăng trưởng cơ sở lưu trú 3-5 sao cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của các cơ sở lưu trú. Đề án không đặt mục tiêu số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế nhưng ưu tiên xây dựng các thương hiệu mạnh.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đặt ra các nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá du lịch trong đó có việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (hiện nay chi phí này mới chỉ 2 triệu USD/năm là rất ít) để huy động nguồn lực xã hội, tăng ngân sách nhà nước cho xúc tiến du lịch khi chưa thành lập được Quỹ; tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục nhập cảnh; tăng cường giao thông quốc tế và nội địa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; tăng cường quản lý điểm đến bền vững và môi trường du lịch văn minh, thân thiện; đẩy mạnh hợp tác liên ngành, liên vùng và giữa các doanh nghiệp.

Gợi ý thảo luận cho Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến, làm rõ nhận thức du lịch là một ngành kinh tế. Theo đó, phải có những thước đo cụ thể về tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể về ngành kinh tế dịch vụ chứ không chỉ đơn thuần là các chỉ tiêu về số lượng lượt khách du lịch.

“Cần phải bỏ tư duy coi du lịch chỉ là ngành vui chơi giải trí mà xây dựng một tư duy kinh tế trong quản lý và vận hành ngành kinh tế này”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu cho ý kiến đánh giá về môi trường du lịch và tài nguyên du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch để phát triển ngành; xác định rõ nhiệm vụ Chính phủ, địa phương và doanh nghiệp phải làm trong thời gian tới; kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng, phát triển du lịch ra sao…

Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Chính phủ cho ý kiến về Đề án này để xây dựng dự thảo trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến trong thời gian tới.

PV

Tin khác

Lần đầu tổ chức Liên hoan sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng

Lần đầu tổ chức Liên hoan sân khấu dành cho thiếu niên, nhi đồng

(CLO) Liên hoan Nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt các tác phẩm sân khấu phục vụ đối tượng khán giả nhỏ tuổi.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Tổ chức Liên hoan 'Chiến sĩ nhỏ Điện Biên' năm 2024

Ninh Bình: Tổ chức Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" năm 2024

(CLO) Chương trình Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" tỉnh Ninh Bình năm 2024 do Tỉnh đoàn Ninh Bình, Hội đồng Đội tỉnh phối hợp với Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Tam Điệp tổ chức vào chiều ngày hôm nay (6/5/2024).

Đời sống văn hóa
Một lần được hầu chuyện nhạc sỹ Đỗ Nhuận

Một lần được hầu chuyện nhạc sỹ Đỗ Nhuận

(CLO) Tôi nhớ, trong một lần trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV ( Đài Tiếng nói Việt Nam ) nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân (con trai của cố nhạc sỹ Đỗ Nhuận) cho biết: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, mỗi lần gặp cha mình, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thường nhắc ông chuẩn bị viết một bài ca để mừng chiến thắng. Vì thế với ông, đây không chỉ là một lời nhắc nhở, mà còn là ‘mệnh lệnh’...

Đời sống văn hóa
Cuộc thi 'Tôi yêu du lịch Ninh Bình' tìm kiếm những đại sứ du lịch

Cuộc thi "Tôi yêu du lịch Ninh Bình" tìm kiếm những đại sứ du lịch

(CLO) Cuộc thi "Tôi yêu du lịch Ninh Bình" lần thứ 3 năm 2024 là một trong những hoạt chào mừng kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Đời sống văn hóa
Các họa sĩ nhí nhận giải thưởng vẽ tranh về Điện Biên Phủ

Các họa sĩ nhí nhận giải thưởng vẽ tranh về Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 5/5, Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hà Nội.

Đời sống văn hóa