Phải lật mặt nông sản Trung Quốc núp bóng!

Thứ sáu, 03/04/2015 12:55 PM - 0 Trả lời

Phải lật mặt nông sản Trung Quốc núp bóng!

(Congluan.vn) - Cuộc chiến của thương trường bao giờ cũng gây go, gian khổ và càng trở nên “ nặng ký ” hơn trước thông tin hàng nông sản Trung Quốc đang tràn ngập tại các chợ đầu mối. Trong khi đó, người bán thản nhiên bán mặc cho người mua có quan tâm xuất xứ hàng hóa hay không.
Báo Công luận
Nông sản Trung Quốc bày bán tràn ngập
Cung không đủ cầu, chợ phải nhập nông sản Trung Quốc?
Được biết, cả nước có 9.063 chợ, trong đó chợ đầu mối cấp vùng và cấp tỉnh chiếm khỏang gần 500 chợ. Chủ yếu chợ được phân bổ ở các vùng thôn quê từ 6.788 chợ, chiếm 74,9 %, khu vực thành thị có 2.275 chợ chiếm 25,1 %. Số chợ họat động hiệu quả chiếm 97,9 % mang ý nghĩa lớn về hiệu quả kinh tế, nhất là ở miền núi, vùng nông thôn. Thời gian gần đây, tại các chợ không chỉ khoai tây Trung Quốc đột lốt khoai Đà Lạt, các mặt hàng như bắp cải, bông cải, gừng, tỏi, cà rốt, hành tây...mà còn có cả trái cây dù nhập hàng từ Trung Quốc nhưng không ít người bán hám lợi vẫn giới thiệu hàng Đà Lạt, Tiền Giang....

Thực tế, tiểu thương tại các chợ khó thoát nỗi vòng " loanh quanh" khi phải đối đầu với người "trong nhà". Tại các chợ đầu mối, nông sản được nhập về hiện nguyên hình là hàng Trung Quốc. Nhưng, khi đến các chợ lẻ, lập tức nó trở thành... thương hiệu Việt và thản nhiên rao bán khắp phố phường. Nhiều tiểu thương bán lẻ một mực khẳng định với khách hàng các loại hành, tỏi, bắp cải, bông cải, quýt, nho... là hàng trong nước, hoặc nhập khẩu từ những nước khác chứ không phải hàng Trung Quốc.

Được biết, có hàng ngàn tấn quả vải tươi đóng hộp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các tỉnh, thành phố vùng tây nam Trung Quốc qua các cửa khẩu. Theo ước tính, có hàng trăm tấn rau củ các loại nhập khẩu từ Trung Quốc được đưa về chợ, mỗi đêm. Chỉ trong đêm 19-6 nơi đây đã thống kê được 15 tấn táo Trung Quốc, lê Trung Quốc khoảng 5 tấn, mỗi sạp nhập về từ 1-3 tấn nho/đêm để tiêu thụ. Theo ước tính trung bình lượng tỏi Trung Quốc về chợ 15-20 tấn, gừng 5-7 tấn hằng đêm.
Sau khi thay hình đổi dạng, hàng được đưa đi phân tán tại các chợ nhỏ lẻ. Tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức - TP.HCM, giá vải thiều còn 17.000 đồng/kg. Khi đến tay người mua giá dao động khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg. Hiện giá táo nhập được niêm yết ở mức 22.000 đồng/kg, lê 23.000 đồng/kg, gừng 20.000 đồng/kg...

Ghi nhận tại chợ đầu mối Bình Điền, các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc đang tràn ngập đủ các loại : gừng, tỏi, cà chua, bắp cải, bông cải, cải thảo... Hàng chục xe container đông lạnh chở cà rốt, khoai tây, bông cải, bắp cải... hằng đêm tập kết về chợ. Hàng trăm tấn rau củ các loại nhập khẩu từ Trung Quốc được đưa về chợ này, sau đó hàng được chuyển đi tiêu thụ khắp nơi.

Phải nhìn nhận trên thị trường hiện nay tiên phong hàng đầu, chợ vẫn là hệ thống bán lẻ rất hiệu quả. Đây là một trong những nơi góp phần tác động cho việc cung cấp nhu cầu thiết yếu, cũng như tiêu thụ nông sản của địa phương đến khắp nơi trong nước. Nhưng, để thúc đẩy sự mạnh dạn thay đổi của tiểu thương trong bối cảnh như hiện nay thật nan giải.

Theo Chị Trần T Thanh Lan, chủ một vựa nông sản tại chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) cho biết: "Hành, tỏi, gừng trong nước chỉ chiếm khoảng 16% tổng lượng hàng, chưa kể còn phụ thuộc mùa vụ. Những mặt hàng này hiện nay hầu hết chỉ có hành Vĩnh Châu,Sóc Trăng, tỏi, gừng lấy từ một số tỉnh miền Tây, miền Bắc và Đà Lạt. Thị trường "cung" không đủ "cầu" thêm với việc nhiều người hám rẽ nên đã tạo điều kiện cho những mặt hàng không rõ nguồn góc, xuất xứ chen vào".

Cũng đồng ý như chị Lan, một chủ vựa T. Đức, tại chợ đầu mối Hóc Môn, cho biết cả chục tấn hành, gừng, tỏi, cà rốt... nhập từ Trung Quốc mỗi đêm, được chuyển ra chợ hoặc theo xe về tỉnh. "Hàng Trung Quốc là chính, người ta bán, mình cũng thế mà bán, ý kiến gì " - chủ vựa này nói ngắn gọn.
Theo ông N. V. Hoàng một đầu mối thường xuyên đánh hàng nông sản Trung Quốc về TP.HCM cho biết , hành tây Trung Quốc nhập khẩu về tràn ngập chợ đầu mối. Nhưng , khi ra chợ bán lẻ, hầu hết những người bán đều không thừa nhận đó là hành tây Trung Quốc. Kể cả củ hành tím, bắp cải, bông cải, cải thảo là những mặt hàng được nhập về từ Trung Quốc nhưng chỉ có rất ít tiểu thương khẳng định về xuất xứ của nó.

Không thể phủ nhận những bước tiến triển tốt về chất lượng và giá cả trong những năm qua. Nhưng để vững chắc vượt " sóng gió" ngay lúc này không dễ chút nào. Trong khi nhiều mặt hàng nông sản nhập từ Trung Quốc chiếm tỉ trọng áp đảo đầy các chợ thì việc " công khai" nhãn hàng có xuất xứ từ Trung Quốc để giữ không buôn gian bán dối với khách hàng quả thật rất khó.

Thậm chí, có những trái cây biết chắc 100% hàng Trung Quốc vì VN không trồng loại nông sản này nhưng người bán thản nhiên gắn mác nước khác. Cụ thể, có đến 90% quýt nhập khẩu về VN là quýt Trung Quốc. Tại chợ đầu mối, quýt đóng trong các thùng xốp, có dán một số thông tin bằng chữ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi về chợ lẻ bán lại được người bán xóa hết dấu vết hàng Trung Quốc, sau đó họ khẳng định với người tiêu dùng là "quýt Thái". Hiện vẫn rất nhiều người tiêu dùng nhầm tưởng trái quýt nhỏ, có vỏ màu vàng là quýt Thái.
 
Thẳng tay với hàng Trung Quốc nhái hàng Việt và hàng không rõ xuất xứ
 
Qua khảo sát thực tế tại các chợ cho thấy không chỉ các mặt hàng nông sản nói trên bị lập lờ xuất xứ mà còn nhiều mặt hàng khác đã bị người bán hàng thay tên đổi họ. Nếu hỏi, các tiểu thương cũng luôn khẳng định là hàng Đà Lạt, Tiền Giang - chị Hương, nhà ở chợ Bà Chiểu - bức xúc: "Thật đúng là" người mua lầm chứ ngươi bán không lầm ".
 
Để cạnh tranh công bằng và tồn tại cần lắm sự liên kết của tiểu thương tại các chợ, từ việc không gian dối với khách về xuất xứ nguồn gốc đến đến giá cả, thông tin của mặt hàng mình đang bán. Hầu hết tại các chợ rất ít khi thấy tiểu thương ghi thông tin gừng, tỏi Trung Quốc. Ngay cả các loại bông cải, bắp cải, cải thảo, cà chua... nhiều bà nội trợ cho biết dù đi rất nhiều chợ và siêu thị cũng không mấy khi thấy người bán ghi thông tin xuất xứ hàng.
 
TS Phạm Thị Hoàng Anh, Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng đã từng khuyến nghị “Chất lượng là nhược điểm lớn nhất của hàng hóa Trung Quốc và cũng là một mấu chốt quan trọng cho chiến lược cạnh tranh với hàng Trung Quốc của Việt Nam”,. Đã đến lúc, tiểu thương các chợ đến công ty, nhà kinh doanh vừa, nhỏ, lẻ cùng nhau liên kết, tạo sức mạnh trong sự chuẩn hóa Cải tiến chất lượng dịch vụ, giá cả, chất lượng hàng hóa. Chắc chắn, những mặt hàng của Trung Quốc lúc đó sẽ không còn đất để dung thân.
  • Mỹ Ánh

Tin khác

Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất, chủ đề “Quế và tinh dầu quế”

Lễ hội Tinh dầu lần thứ nhất, chủ đề “Quế và tinh dầu quế”

(CLO) Nhằm hưởng ứng lễ chào mừng 65 năm ngày thành lập ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, từ ngày 24 - 26/4/2024, Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức sự kiện “Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) bị huỷ niêm yết từ ngày 21/5

(CLO) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định huỷ bỏ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR).

Tài chính - Bảo hiểm
Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

Châu Á đang đối mặt với tình trạng dân số già hóa “không lành mạnh”, 65 tuổi vẫn phải đi làm

(CLO) Theo ADB, dân số châu Á đang già đi nhanh chóng. Vì vậy, các quốc gia châu Á cần chuẩn bị từ bây giờ nếu muốn giúp hàng trăm triệu người dân già đi một cách lành mạnh.

Kinh tế vĩ mô
Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

(CLO) Loại hình BĐS có thể vừa ở, vừa kinh doanh của Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong “giỏ hàng” phải có của các nhà đầu tư cũng như người mua ở thực, nhờ đẳng cấp sống vượt trội và lợi nhuận hấp dẫn cả trong ngắn và dài hạn.

Bất động sản
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'đổ tiền' vào thị trường bất động sản Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài vẫn "đổ tiền" vào thị trường bất động sản Việt Nam

(CLO) Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 tổng vốn đầu tư FDI, với hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. 

Kinh tế vĩ mô