Phạm Quốc Toàn & chân dung nhà khoa học!

Thứ ba, 30/06/2020 14:30 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Rất thú vị, bởi trong những ngày cả nước căng như dây đàn chống đại dịch Covid-19, tôi nhận được cuốn sách “Trần Lê Đông từ làng quê Trung Lễ đến mỏ dầu Bạch Hổ” (Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, 2020) của tác giả Phạm Quốc Toàn gửi tặng cùng lời đề “Lai rai đọc - mùa Covid-19”.

Nói lai rai đọc là văn hóa giao tiếp, còn thư thả đọc sao được khi tập ký sự luận bàn chân dung một nhà trí thức -Tiến sỹ khoa học (TS KH)Trần Lê Đông gắn bó máu thịt với lĩnh vực dầu khí, ngành kinh tế mũi nhọn nền kinh tế Việt Nam thời đổi mới, hội nhập. Tập sách đặt trước mặt tôi đủ sức hấp dẫn, cuốn hút.

TS KH Trần Lê Đông từ một thanh niên học giỏi sinh ra, lớn lên ở làng tiến sỹ Trung Lễ (Đức Thọ, Hà Tĩnh) bên dòng sông La có câu hò ví dặm “Nước mô xanh bằng nước sông La” - một làng quê nghèo “sáng khoai, trưa khoai, tối khoai - khoai  ba bữa” nhưng hiếu học, con đỗ, cha đỗ, ông đỗ, cả nhà đỗ đạt cao, gắn với truyền thống yêu nước, cách mạng.

Trong bối cảnh ấy, Trần Lê Đông - trai làng Trung Lễ say sưa “dùi mài kinh sử” tại trường Đại học Dầu hóa Baku (Cộng hòa Azerbaijan thuộc Liên Xô trước đây) với tấm bằng Tiến sĩ, để rồi khi trở lại quê hương, anh gắn bó máu thịt với vùng mỏ dầu Bạch Hổ ngoài khơi Thành phố Vũng Tàu, trong sự nghiệp tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, nơi thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

Học hàm tiến sỹ địa chất dầu khí, Trần Lê Đông say mê nghiên cứu thành công nhiều công trình khoa học được đưa vào ứng dụng, đem lại lợi ích kinh tế lớn,  được giới khoa học địa chất trong và ngoài nước thán phục, nể trọng. Khi đã thành đạt về khoa học, ông trở lại xứ Bạch Dương và đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ khoa học tại một Hội đồng khoa học quốc gia uy tín của Liên bang Nga; ông được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học - Công nghệ.

bia

Tình yêu Tổ quốc, tình yêu đất nước trong nền kinh tế tri thức của sự nghiệp làm giàu giang sơn xứ sở đã thôi thúc TS KH Trần Lê Đông nhiều lúc mất ăn, mất ngủ, tháng ngày vật lộn với sóng nước, biển cả, đích thị là một trong những nhà khoa học địa chất dầu khí uy tín.

Từ đó TS KH họ Trần trở thành Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế dầu khí biển; Phó Tổng Giám đốc (phụ trách địa chất), rồi Tổng Giám đốc Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro trong gần 10 năm.

Trần Lê Đông được bình chọn doanh nhân tiêu biểu và lung linh tỏa sáng khi người con trai làng Trung Lễ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời đổi mới. Chừng ấy thôi đã cho ta đầy đủ góc nhìn chiêm nghiệm chân dung một nhà khoa học thuộc lĩnh vực mới và hiếm hoi của biển vàng, biển bạc trên đất nước Việt mang hình chữ S.

Người viết bài báo nhỏ này muốn nói lời cảm ơn tác giả Phạm Quốc Toàn, một nhà báo từ người lính Cụ Hồ say mê nghề báo, trách nhiệm và nghiêm túc trong “viết lách”, trải hơn ba thập kỷ trọng trách Tổng Biên tập một số tờ báo, tạp chí ở trung ương và địa phương. Đẹp hơn, chỉ khoảng chục năm trở lại đây, Phạm Quốc Toàn đã xuất bản 14 đầu sách gồm nhiếu thể loại, từ bút ký, ký sự, truyện ngắn, truyện vừa, đến Tiểu thuyết.

Tập Ký sự “Trần Lê Đông từ làng quê Trung Lễ đến mỏ dầu Bạch Hổ” với 5 chương cùng Lời cuối sách gói gọn trong 200 trang in khổ sách 13x20,5 cm ắp đầy sự kiện chân thực đến từng chi tiết nhỏ, mới lạ, hấp dẫn.

Chúng ta đều biết, viết chân dung đã khó, viết về chân dung khoa học càng khó hơn, không khéo trở thành liệt kê, khô cứng. Với tác giả Phạm Quốc Toàn, mỗi chân dung anh có một cách thể hiện sáng tạo riêng, bút pháp riêng, chất tân văn báo chí hòa quyện với chất văn học bay bổng, lãng mạn, cuốn hút, lối kể chuyện giàu hình ảnh sống động.

Mạn phép trích dẫn một đoạn sau để biết thêm sở trường, sở đoản của tác giả: “Ở xứ Bạch Dương ấy, khi vẳng nghe giai điệu êm đềm của những câu hát về những cánh đồng Nga bất tận thì lại nhớ thương mùi cốm nếp, rơm rạ, khói bếp bay lên nhè nhẹ từ những mái nhà lúc chiều muộn, bên dòng sông La xứ Nghệ. Đó là nỗi niềm những người Việt từng ở Nga, trót yêu thiên nhiên Nga, tâm hồn Nga nhưng lại nặng lòng với đất Việt, quê nhà” (Sách đã dẫn, chương Ba, trang 71).

Tâm hồn tác giả không bay bổng, lãng mạn văn học không thể viết ra được cảm xúc dâng trào, tình yêu quê hương thổn thức từ trái tim. Ngòi bút Phạm Quốc Toàn vẫn bay bổng, xen nỗi ưu tư về thời cuộc và nhân tình thế thái: Những lúc bất chợt như lúc này đây, Trần Lê Đông lại lảng vảng quay về xứ tuyết, xứ Bạch Dương. Tí tách giọt cà phê đắng để rồi chúng tôi nói với nhau bao nhiêu kỷ niệm, nhắc đến tâm sự đầy tâm trạng của ông chủ cà phê Trung Nguyên: “Trên đời này kiếm tiền và nhiều tiền để làm gì khi họ không có hạnh phúc”.  Rằng “kiếm nhiều tiền với mọi giá để cuối cùng những năm tháng cuối đời phải vô khám để bóc lịch, nhận về một chữ o tròn của cuộc đời to tướng?”.

Duyên số hay do sự sắp xếp nào đó của những cuộc đời không ai biết được. Nhưng với tác giả Phạm Quốc Toàn  và TS  KH, Anh hùng Lao động Trần Lê Đông tựa như công thức toán học 2+2= 4. Tác giả quê làng Phúc Trạch, sát chiến khu Phan Đình Phùng thời Cần Vương, có mạch sông Ngàn Sâu xuôi dòng về bến Tam Soa và Trung Lễ để “Đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh”. Bởi thế, khi họ vào tuổi “Thất thập cổ lai hy” lại cùng tắm biển Bãi Trước, Bãi Sau của thành phố dầu khí phương Nam.

Tôi nghĩ, Phạm Quốc Toàn không chỉ có sức viết mà còn hàm chứa sự sáng tạo trong một tâm hồn giàu cảm xúc, nghĩa tình, nhân văn trong diễn đạt. Chuyện tiêu cực rơi vào ai đó trong  ngành dầu khí, tác giả chỉ chấm phá vài nét nhẹ nhàng mà rất trúng, rất sắc, người trong cuộc có thể cảm ngay, biết rõ đó là ai, họ như thế nào. Sự sắc sảo đến đáo để  kiểu thầy Đồ Nghệ của ngòi bút phạm Quốc Toàn, tuyệt nhiên không thấy “Lối cũ ta về!”. Chung lại, tôi nói thú vị, trách nhiệm, tính hấp dẫn, tính bổ ích… là từ những ý phác thảo trên đây.

Rất chúc mừng TS KH Trần Lê Đông “hạ cánh trong vinh quang!”; Chúc mừng tác giả và đón đợi nơi anh những tác phẩm mới, làm lay đọng trái tim người đọc!.   

Hà Nội, 30/4/2020

Nguyễn Xuân Lương

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo