Pháp tưng bừng trong loạt hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Thế chiến 1

Chủ nhật, 11/11/2018 09:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Điểm nhấn trong loạt hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Thế chiến 1 là lễ kỷ niệm chính thức diễn ra sáng nay ngày 11/11 tại Khải Hoàn Môn trên đại lộ Champs Elysée (trung tâm thủ đô Paris), với sự tham gia của khoảng 72 nguyên thủ và lãnh đạo quốc gia và Diễn đàn hòa bình Paris diễn ra từ 11-13/11/2018.

Trước đó, từ một tuần nay, hàng loạt sự kiện diễn ra khắp cả nước Pháp. Hơn 1.200 sự kiện độc đáo nhất tại các địa phương đã được một Ủy ban quốc gia dán nhãn "Trăm năm."

Các cuộc triển lãm, các dự án giáo dục, các buổi biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trong thời gian dài, thậm chí vài tháng, nhằm nhắc nhở các thế hệ hiện tại lịch sử đau thương và bi hùng của Pháp và châu Âu, cũng như để tưởng niệm 1,4 triệu binh sỹ Pháp đã hy sinh trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Cũng trong dịp này, Paris tổ chức lễ khánh thành Đài tưởng niệm những người lính Paris đã ngã xuống vì Tổ quốc trong cuộc chiến 1914-1918. Quần thể có chiều dài 280m và cao 1,3m, nằm trên đại lộ Ménilmontant (quận 20), trên đó ghi danh 94.415 liệt sỹ. Tổng chi phí xây dựng khoảng 1 triệu euro.

Báo Công luận
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel tham dự buổi lễ tại khu rừng Rethondes. (Nguồn: EPA) 
Ngày 10/11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tham dự buổi lễ mang tính biểu tượng cao tại khu rừng Rethondes, thành phố Compiègne cách Paris 60km về phía Bắc.

Hai nhà lãnh đạo đã khánh thành tấm bảng kỷ niệm tại nơi mà các bên đã ký kết Hiệp ước đình chiến, kết thúc cuộc chiến tranh thảm khốc đã làm thiệt mạng 18 triệu người. 

Trên tấm bảng ghi dòng chữ: "Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày ký Hiệp ước đình chiến 11/11/1918, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Angela Merkel tái khẳng định giá trị của sự hòa giải Pháp-Đức, vì châu Âu và vì hòa bình."

Hai nhà lãnh đạo sau đó đã đến thăm khu vực tái hiện toa tàu nơi Hiệp ước đình chiến được ký kết. Đây là lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất, một Tổng thống Pháp và một Thủ tướng Đức gặp nhau tại địa điểm tưởng niệm này.

Để đảm bảo an ninh cho hàng loạt sự kiện quan trọng trong đó đặc biệt là Lễ kỷ niệm chính thức với sự hiện diện của 98 đoàn đại biểu nước ngoài, 72 nguyên thủ và lãnh đạo quốc gia, đặc biệt để phòng ngừa với nguy cơ khủng bố và phong trào cực đoan, từ trước đó, nước Pháp đã yêu cầu siết chặt an ninh. 

Báo Công luận
Lễ tưởng niệm chính diễn ra tại Khải Hoàn Môn ở thủ đô Paris ngày hôm nay 11/11. Ảnh: teologiapolityczna.pl 
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Christophe Castaner cho biết khoảng 10.000 nhân viên cảnh sát đã được huy động để đảm bảo an ninh cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất (11/11/1918-11/11/2018) và Diễn đàn Hòa bình Paris. Gần 300 nhân viên y tế cũng được huy động phục sự các sự kiện quan trọng tại thủ đô Paris.

Sau lễ kỷ niệm diễn ra vào sáng 11/11 tại đại lộ Champs-Elysée, sẽ diễn ra Diễn đàn Hòa bình Paris, được tổ chức từ chiều cùng ngày đến hết ngày 13/11 tại Trung tâm Văn hóa La Villette (quận 19) theo sáng kiến của Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron. Khoảng 60 nhà lãnh đạo thế giới sẽ tham dự Diễn đàn.

5 chủ đề được bàn thảo tại Diễn đàn Paris về hòa bình (hòa bình và an ninh, môi trường, phát triển, kỹ thuật số và công nghệ mới, kinh tế toàn diện) đều là những vấn đề cấp bách của thế giới hiện nay. Trên cơ sở 5 chủ đề này, khoảng 150 dự án sẽ được trình bày, góp phần thực chất để có được một quá trình hợp tác quốc tế tốt hơn đối với một quá trình toàn cầu hóa công bằng hơn và bình đẳng hơn cũng như một hệ thống đa phương hiệu quả hơn.

Tuy nhiên có một điểm rất đáng chú ý là Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có mặt tại Paris để tham dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng lại từ chối không tham dự Diễn đàn hòa bình. Quyết định của người đứng đầu Nhà Trắng không gây bất ngờ cho dư luận vì ông Trump không giấu giếm câu chuyện mục tiêu của Diễn đàn không phù hợp với phương châm "nước Mỹ trước tiên" mà ông đeo đuổi. 

Động thái này của ông Tổng thống Hoa Kỳ tiếp nối chuỗi hành động rút lui khỏi rất nhiều thỏa thuận quốc tế mà Mỹ từng tham gia, trong đó có thể kể đến thỏa thuận khí hậu Paris, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, thỏa thuận hạt nhân Iran, rút khỏi UNESCO, Ủy ban nhân quyền LHQ…

Hà Anh (T/h)

 

 

 

Tin khác

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

(CLO) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc không nhằm mục đích kìm hãm nền kinh tế hoặc sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Thế giới 24h
Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

(CLO) Những người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học Mỹ đã bị bắt vào thứ Bảy (27/4), khi họ tuyên bố sẽ tiếp tục phong trào nhằm tìm kiếm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến giữa Israel với Hamas.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

(CLO) Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne sẽ thúc đẩy các đề xuất nhằm ngăn chặn sự leo thang trong xung đột giữa Israel và Hezbollah trong chuyến thăm Lebanon vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

(CLO) Quốc hội Iraq hôm thứ Bảy (27/4) đã thông qua luật hình sự hóa các mối quan hệ đồng giới với mức án tối đa 15 năm tù.

Thế giới 24h
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Nếu Mỹ tịch thu tài sản và tiền mặt bị đóng băng của Nga ở phương Tây, Nga cũng sẽ tịch thu tài sản của các công dân và nhà đầu tư Mỹ ở Nga, theo ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, tuyên bố vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h