Pháp và Trung Quốc giận dữ về hiệp ước quốc phòng mới của Mỹ với Úc và Anh

Thứ sáu, 17/09/2021 13:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Liên minh an ninh mới của Mỹ với Úc và Anh (AUKUS) đã hứng chịu phản ứng dữ dội từ Pháp và Trung Quốc. Đại sứ quán Pháp xác nhận rằng Pháp đã hủy một buổi dạ tiệc ở Washington D.C vào ngày thứ Sáu (17/9) để kỷ niệm 240 năm Trận chiến Capes.

Tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm (16/9), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian cho biết hiệp ước này “phá hoại nghiêm trọng hòa bình và ổn định của khu vực, làm trầm trọng thêm cuộc chạy đua vũ trang và làm suy yếu các nỗ lực không phổ biến hạt nhân quốc tế”.

Ông Zhao nói thêm rằng bất kỳ liên minh khu vực nào "không được nhắm mục tiêu hoặc làm tổn hại đến lợi ích của các bên thứ ba".

Trong một cuộc họp ngắn trước thông báo vào tối thứ Tư (15/9), một quan chức chính quyền Biden nhấn mạnh rằng hiệp ước "không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào", nhưng thỏa thuận AUKUS được cho là đưa ra để tăng cường nỗ lực đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Hiệp ước quân sự AUKUS sẽ cho phép Úc lần đầu tiên chế tạo tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, sử dụng công nghệ mà trước đây Mỹ chỉ chia sẻ với Anh. Hiệp ước cũng cho phép ba quốc gia hợp tác nhiều hơn về năng lực mạng và trí tuệ nhân tạo, cũng như trong các lĩnh vực khác.

Hiệp ước này cũng sẽ đưa Úc trở thành quốc gia thứ bảy trên thế giới có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, sau Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga. Không giống như những quốc gia khác, Úc không có vũ khí hạt nhân.

“Mỹ mới chỉ chia sẻ công nghệ này với Anh, vì vậy việc Úc gia nhập câu lạc bộ này cho thấy Mỹ đã chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện những bước mới quan trọng và phá vỡ các quy tắc cũ để đối mặt với thách thức Trung Quốc”, Sam Roggeveen, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Lowy ở Sydney, cho biết trong một tuyên bố được chia sẻ với NBC News.

phap va trung quoc gian du ve hiep uoc quoc phong moi cua my voi uc va anh hinh 1

Úc đã ký một thỏa thuận năm 2016 với Tập đoàn Hải quân đóng tàu của Pháp để đóng cho nước này một hạm đội tàu ngầm mới trị giá 40 tỷ USD. Ảnh: NBC

Theo Malcolm Davis, một nhà phân tích cấp cao về chiến lược và năng lực quốc phòng tại Viện Chính sách Chiến lược Úc ở Canberra, hiện có rất ít triển vọng để cải thiện mối quan hệ mà chính phủ Úc sẽ cân nhắc. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc có thể sẽ gia tăng áp lực lên chúng tôi, nhưng thành thật mà nói, chúng tôi cần phải làm điều này để đảm bảo an ninh của mình".

Nhưng không chỉ Trung Quốc cảm thấy khó chịu với thỏa thuận này. Pháp cũng bày tỏ sự phẫn nộ sau khi thỏa thuận này khiến thỏa thuận đóng tàu ngầm cho Úc được ký vào năm 2016 đột ngột chấm dứt. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian và Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Florence Parly bày tỏ sự không hài lòng trong một tuyên bố chung.

“Lựa chọn của Mỹ loại trừ một đồng minh và đối tác châu Âu như Pháp khỏi mối quan hệ đối tác mang tính cơ cấu với Úc, vào thời điểm chúng tôi đang đối mặt với những thách thức chưa từng có ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương..", họ cho biết.

Ông Le Drian rõ ràng đã tức giận, sau đó mô tả thông báo này là "một nhát dao đâm sau lưng". 

"Quyết định tàn bạo, đơn phương và không thể đoán trước này khiến tôi nhớ lại rất nhiều điều mà ông Trump từng làm", ông nói trên đài France-Info. “Chúng tôi đã xây dựng mối quan hệ tin cậy với Úc, và sự tin tưởng này đã bị phản bội”, ông nói thêm rằng "điều này không nên được thực hiện giữa các đồng minh".

Trong khi đó, Bộ trưởng Parly cho biết hôm thứ Năm (16/9) rằng chính phủ sẽ cố gắng giảm thiểu tác động tài chính của việc thỏa thuận bị hủy bỏ đối với nhà sản xuất tàu ngầm Naval Group, tập đoàn chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước. Khi được hỏi liệu Pháp có đòi Úc bồi thường hay không, bà không loại trừ khả năng này.

Theo Frédéric Charillon, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Clermont Auvergne của Pháp, việc bị liên minh mới cho đứng ngoài lề là một sự thất vọng lớn đối với thương mại Pháp. Ông nói: “Điều có lẽ đáng lo ngại hơn bây giờ là sự thiếu tự tin đang ngày càng gia tăng giữa chính quyền Biden và ít nhất là một số liên minh châu Âu, bao gồm cả Pháp".

Tại New Zealand, các nhà lãnh đạo phe đối lập đã đặt câu hỏi tại sao nước láng giềng và đồng minh thân cận của Úc lại bị bỏ ngoài cuộc. Thủ tướng Jacinda Ardern nói rằng chính phủ của bà đã không được tiếp cận như một phần của hiệp ước.

Nhưng bà nói thêm rằng bất kỳ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nào mà Úc mua được sẽ không được phép hoạt động trong lãnh hải của đất nước này, chính sách phi hạt nhân lâu đời của nước này cấm các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân ra vào.

Thủ tướng Úc Scott Morrison nói rằng bất chấp quan hệ bị ảnh hưởng giữa các đối thủ và một số đồng minh, đây đơn giản là một cơ hội mà đất nước của ông không thể từ chối.

“Chúng nhanh hơn, có sức mạnh lớn hơn, khả năng tàng hình lớn hơn, khả năng chở nhiều hơn”, ông Morrison nói. “Người Úc mong đợi tôi với tư cách là thủ tướng để đảm bảo rằng chúng tôi có khả năng tốt nhất có thể để giữ an toàn cho họ. Và đó là những gì tôi đã làm". 

Vân Anh (theo NBC)

Bình Luận

Tin khác

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Nếu Mỹ tịch thu tài sản và tiền mặt bị đóng băng của Nga ở phương Tây, Nga cũng sẽ tịch thu tài sản của các công dân và nhà đầu tư Mỹ ở Nga, theo ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, tuyên bố vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h
20 binh sĩ Campuchia thiệt mạng trong vụ nổ kho đạn

20 binh sĩ Campuchia thiệt mạng trong vụ nổ kho đạn

(CLO) Ít nhất 20 binh sĩ Campuchia đã thiệt mạng trong vụ nổ kho đạn tại một căn cứ quân sự phía tây nước này, theo Thủ tướng Hun Manet cho biết vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h
Lốc xoáy bất thường khiến hàng chục người thương vong ở Quảng Châu, Trung Quốc

Lốc xoáy bất thường khiến hàng chục người thương vong ở Quảng Châu, Trung Quốc

(CLO) Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng ít nhất 5 người thiệt mạng và 33 người bị thương trong trận lốc xoáy xảy ra vào thứ Bảy ở Quảng Châu, thành phố thủ phủ của tỉnh Quảng Đông vốn đang phải ứng phó với lũ lụt nghiêm trọng.

Thế giới 24h
Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h