(CLO)Sáng nay, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức phát động Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng”. Phát biểu tại lễ phát động, Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm cho biết, Cuộc thi được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức và người dân.
Phát biểu tại lễ phát động, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi Trần Ngọc Liêm cho biết, ngày 20/11/2018, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019.
Để luật sớm đi vào cuộc sống, ngày 11/7/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 861/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021”. Ngày 04/9/2019, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kế hoạch số 1512/KH-TTCP thực hiện Đề án này, theo đó, Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng” nằm trong khuôn khổ kế hoạch của Thanh tra Chính phủ.
Phó Tổng Thanh tra Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh: Cuộc thi được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức và người dân, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, góp phần phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của của cán bộ, đảng viên trong thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thúc đẩy sự quan tâm, phối hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tạo sức lan tỏa, hình thành ý thức tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Theo Ban Tổ chức, cuộc thi được tổ chức thành 2 vòng: Vòng sơ kết chấm lấy 100 bài dự thi hoặc 10% tổng số bài dự thi có điểm cao nhất vào vòng chung kết. Vòng chung kết chấm để lựa chọn ra các giải: 01 giải nhất; 02 giải nhì; 03 giải ba; 10 giải khuyến khích và 03 giải tập thể cho bộ, ngành, địa phương có số người dự thi nhiều nhất và cho bộ, ngành, địa phương có nhiều bài dự thi đạt giải.
Đối tượng tham dự là các cán bộ, công chức, viên chức và người dân, trừ thành viên Ban Tổ chức, thành viên Ban Đề thi, thành viên Ban Giám khảo, thành viên Tổ Thư ký Cuộc thi.
Đề thi Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng” gồm có 2 phần: Phần 1 thi trắc nghiệm với 25 câu hỏi về kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng, gồm các quy định về phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong phòng, chống tham nhũng... Phần 2 tự luận, người dự thi trình bày và phân tích các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng từ năm 1945 đến nay ở nước ta.
Ban Tổ chức cuộc thi cũng nhấn mạnh, việc tổ chức Cuộc thi ngoài bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 còn phải được tiến hành nghiêm túc, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương thông qua các bài dự thi hợp lệ được gửi về Ban Tổ chức, tạo không khí sôi nổi, thu hút sự tham gia của các cán bộ, công chức, viên chức và người dân trong cả nước.
Thời gian nhận bài thi tính từ ngày phát động Cuộc thi đến hết ngày 15/10/2021 (thời gian nhận bài thi được tính theo dấu bưu điện). Địa chỉ nhận bài thi: Báo Thanh tra, số 100 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội.
Dự kiến thời gian trao giải và tổng kết Cuộc thi vào tháng 12/2021. Trường hợp không thể tổ chức trao giải trực tiếp vì phòng dịch Covid, Ban Tổ chức sẽ trao giải trực tuyến và gửi giải thưởng theo địa chỉ của người trúng giải.
Mọi thông tin chi tiết về Cuộc thi được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ (http://www.thanhtra.gov.vn), Tạp chí Thanh tra (Thanhtravietnam.vn) và Báo Thanh tra (thanhtra.com.vn).
Cơ cấu giải thưởng gồm: Giải cá nhân và giải tập thể, trong đó:
Giải cá nhân: 01 giải nhất trị giá 20.000.000 đồng; 02 giải nhì, mỗi giải 15.000.000 đồng; 03 giải ba, mỗi giải 10.000.000 đồng; 10 giải khuyến khích, mỗi giải 5.000.000 đồng.
Giải tập thể: 03 giải, trị giá mỗi giải 10.000.000 đồng cho các bộ, ngành, địa phương có số người dự thi nhiều nhất và bộ, ngành, địa phương có nhiều bài dự thi đạt giải.
(CLO) Sau cơn bão số 3, miền Bắc mưa lũ diễn biến phức tạp, cơn cuồng phong của thiên tai đã càn quét, nhấn chìm và để lại không ít đau thương. Trong mưa lũ đầy nguy hiểm đó vẫn có không ít người làm báo không ngại gian khó. Họ sẵn sàng dấn thân, xông pha, đồng hành cùng với người dân và các cán bộ chiến sĩ trong cuộc đối đầu lịch sử.
(NB&CL) Siêu bão số 3 Yagi đổ bộ vào Việt Nam, các tuyến thông tin tuyên truyền những ngày này liên tục được cập nhật trên các báo đài. Đồng loạt các cơ quan báo chí, từ việc chỉ đạo, định hướng đến tác chiến hiện trường rồi đến tổ chức thành lập các Quỹ thiện nguyện, kêu gọi sự chung sức của toàn dân… đều làm việc dường như 24/24, không ngừng nghỉ… Thậm chí, có những nhà báo, cơ quan báo chí không quản ngại khó khăn, vừa xung kích trên tuyến đầu thông tin tuyên truyền, vừa dốc lòng dốc sức với hành trình thiện nguyện bằng trách nhiệm và lương tâm...
(CLO) Hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 11/9, Báo Nghệ An đã phát động ủng hộ, chia sẻ khó khăn với người dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 và lũ lụt gây ra.
(CLO) Ngày 11/9, tại Đài Truyền Hình Việt Nam, đông đảo viên chức, người lao động của Đài THVN đã tham gia ủng hộ khắc phục hậu quả bão số 3 và hỗ trợ nhân dân các địa phương bị bão lũ.
(CLO) Hưởng ứng lời kêu gọi của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, chiều 11/9, Báo Quảng Trị đã vận động quyên góp để ủng hộ, chia sẻ khó khăn với Nhân dân các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại năng nề bão số 3 và lũ lụt gây ra.