Phát hiện khảo cổ mới ở phế tích tháp Chăm Châu Thành

Thứ năm, 18/08/2022 17:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phế tích Châu Thành có tầng văn hóa dày với nhiều lớp kiến trúc, trải dài từ khoảng thế kỷ IV - VI đến thế kỷ XIII bởi người Chăm Pa và người Việt sau này.

Ngày 18/8, Viện Khảo cổ học Việt Nam và Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Bình Định tổ chức báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ phế tích tháp Châu Thành (thị xã An Nhơn, Bình Định) lần thứ 3, năm 2022.

Đây là khu phế tích có vị trí quan trọng, nằm trong vùng lõi di sản văn hóa Chăm Pa tại Bình Định.

phat hien khao co moi o phe tich thap cham chau thanh hinh 1

Cuộc khai quật khảo cổ phế tích Châu Thành lần 3 phát hiện nhiều hiện vật giá trị. Ảnh: TNO

Theo Tiến sĩ Phạm Văn Triệu (Viện Khảo cổ học), cuộc khai quật lần 3 mở hố khai quật theo chiều Bắc - Nam với diện tích 200 m2 đã làm xuất lộ ba kiến trúc của hai giai đoạn khác nhau, gồm: Kiến trúc tường bao 2022.CT.II.TB01 có mặt bằng hình chữ nhật theo chiều Đông - Tây, chiều dài 22,8 m, chiều rộng 14,2 m; kiến trúc tường bao 2022.CT.II.TB02 có mặt bằng hình chữ nhật theo chiều Đông - Tây, chiều dài 31,11 m, chiều rộng 26 m và những đoạn nền móng đá ong nằm rời rạc trong hố khai quật.

Đặc biệt, quá trình khai quật, đơn vị khảo cổ phát hiện rất nhiều di vật, vật liệu kiến trúc, đồ đá, gồm: gạch, đầu ngói ống, ngói âm dương, mảnh gốm trang trí kiến trúc và điểm góc, đá ong… Ngoài ra, đơn vị khảo cổ còn tìm thấy nhiều mảnh tượng, mảnh bi ký, đồ gốm (gốm Chăm, gốm Việt), sứ, kim loại, đạn chì…

TS Phạm Văn Triệu nhận định, kết quả khảo cổ đợt 3 cũng đã cho ra nhiều manh mối để làm rõ, xác định quy mô chính thức tháp Châu Thành và vị trí của ngôi đền thờ chính. Qua các phát hiện có thể phán đoán phế tích này tồn tại kiến trúc tháp có quy mô lớn, phản ánh được cả giai đoạn lịch sử của kinh đô người Chăm Pa xưa.

Dấu tích trong 3 lần khai quật và hiện vật phát hiện cho thấy, phế tích Châu Thành có tầng văn hóa dày với nhiều lớp kiến trúc chồng lấn lên nhau, phát triển liên tục từ sớm đến muộn trải dài từ khoảng thế kỷ IV - VI đến thế kỷ XIII bởi người Chăm Pa và sau này của người Việt vào thế kỷ XVIII dưới thời kỳ các chúa Nguyễn, trải qua nhiều sự thay đổi về kiến trúc và tính chất.

Tư liệu khảo cổ ở tháp Châu Thành có sự tương đồng với những phát hiện tại các công trình kiến trúc cổ tại thành Trà Kiệu (Quảng Nam), Cổ Lũy (Quảng Ngãi), thành Hồ (Phú Yên) minh chứng cho giai đoạn kéo dài 3 thế kỷ thống nhất về mặt lãnh thổ, quốc gia trọn vẹn lâu bền của người Chăm. Đặc biệt, tư liệu khảo cổ tìm thấy ở Châu Thành cho thấy ảnh hưởng từ rất sớm của văn hóa Ấn Độ vào đời sống tâm linh người Chăm…

Một số hiện vật tìm thấy tại phế tích tháp Chăm cổ Châu Thành (Nguồn: Sở VH-TT Bình Định):

phat hien khao co moi o phe tich thap cham chau thanh hinh 2

Mảnh bi ký được phát hiện với dòng chữ cổ

phat hien khao co moi o phe tich thap cham chau thanh hinh 3

Đầu ngói ống trang trí hoa sen

phat hien khao co moi o phe tich thap cham chau thanh hinh 4

Đầu ngói ống trang trí mặt hề

phat hien khao co moi o phe tich thap cham chau thanh hinh 5

Đạn chì được tìm thấy khi tiến hành khai quật

phat hien khao co moi o phe tich thap cham chau thanh hinh 6

Hiện vật gốm gia dụng Chăm Pa tại Châu Thành

phat hien khao co moi o phe tich thap cham chau thanh hinh 7

Hiện vật gốm sứ Trung Quốc tìm thấy tại phế tích Châu Thành

Qua kết quả trên, đoàn khảo cổ kiến nghị Bình Định cần sớm xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích, trước mắt xếp hạng di tích cấp tỉnh tại tháp Châu Thành để làm cơ sở các khảo cổ, nghiên cứu tiếp theo.

Tại buổi báo cáo, các đại diện, chuyên gia cũng đã chia sẻ những ý kiến, đặt câu hỏi để phản biện trước những bằng chứng tìm thấy của đoàn khảo cổ. Nhiều ý kiến đề nghị, đoàn khảo cổ cần làm rõ những giá trị thiết thực của di tích để tiếp tục lập hồ sơ xếp loại di tích hoặc mở các đợt khảo cổ tiếp theo.

Phế tích Châu Thành nằm trên gò đất cao thuộc phường Nhơn Thành, TX An Nhơn, có vị trí quan trọng vì nằm trong vùng lõi di sản văn hóa Chăm Pa tại Bình Định. Từ năm 2020, Bảo tàng Bình Định và Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật phế tích này với diện tích 3 đợt khảo cổ khoảng 546m2.

T.Toàn

Tin khác

Triển lãm 'Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh'

Triển lãm 'Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh'

(CLO) Triển lãm "Dấu ấn Điện Biên trong điện ảnh" giúp công chúng hiểu hơn về một địa danh lịch sử oai hùng của dân tộc với chiến thắng chấn động địa cầu.

Đời sống văn hóa
Bắc Ninh: Khai mạc trưng bày 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc và thời đại'

Bắc Ninh: Khai mạc trưng bày "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc và thời đại"

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 3/5, tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc trưng bày chuyên đề "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam, tầm vóc và thời đại".

Đời sống văn hóa
Nghi lễ kéo co độc đáo của người Tày (Bắc Hà)

Nghi lễ kéo co độc đáo của người Tày (Bắc Hà)

(CLO) Đối với người Tày ở huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), ngoài vui khỏe, giải trí, trò chơi kéo co còn mang tính nghi lễ gắn với tín ngưỡng cầu mùa, cầu sinh sôi phát triển.

Đời sống văn hóa
Hồi ức lại chiến thắng Điện Biên Phủ qua triển lãm mỹ thuật độc đáo

Hồi ức lại chiến thắng Điện Biên Phủ qua triển lãm mỹ thuật độc đáo

(CLO) Sáng nay 3/5, tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTT&DL) tổ chức triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Đời sống văn hóa
Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng nay 3/5, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam tổ chức Triển lãm ảnh “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa