Phát lộ nhiều di sản mới của thành Thăng Long

Thứ tư, 18/04/2018 14:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội vừa phối hợp cùng Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo, báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực chính điện Kính Thiên năm 2017.

Báo Công luận
Toàn cảnh hố khai quật rộng hơn 1000m2, nhằm phục vụ việc phục dựng Chính điện Kính Thiên.

Hội thảo gồm hai phần chính: Báo cáo những phát hiện về cuộc khai quật của PGS.TS Tống Trung Tín tại hố khai quật; Và trao đổi, đóng góp ý kiến của các đại biểu đại diện TW, Thành phố Hà Nội, các sở, ngành và các nhà khoa học.

Hội thảo tổ chức nhằm mục đích báo cáo kết quả khai quật trong suốt một năm qua, tiếp nhận những đóng góp ý kiến cho những nhận định bước đầu về tính chất, niên đại, quy mô, chức năng và giá trị của các di tích đã xuất hiện tại hố khai quật Khu vực Chính Điện Kính Thiên năm 2017.

Kế hoạch khai quật thực hiện theo Quyết đinh số 3612/QĐ-BVHTTDL ngày 26/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tiến hành khai quật thăm dò khu vực phía Đông nền điện Kính Thiên (giáp với đường Nguyễn Tri Phương), với tổng diện tích gần 1000m2.

Báo Công luận

Cuộc khai quật đã làm xuất hiện các tầng văn hóa, di tích, di vật, đóng góp thêm nhiều tư liệu mới góp phần tìm hiểu kiến trúc Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử tại khu vực Đông Bắc chính điện Kính Thiên và góp thêm tư liệu mới để phục vụ dự án nghiên cứu, khôi phục Chính điện Kính Thiên.

Tầng văn hóa của hố khai quật dày gần 4,5m với các lớp văn hóa có niên đại khoảng từ thời Đại La, qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến thời hiện đại.

Báo Công luận
 Một số di vật của thời Lê sơ được tìm thấy trong cuộc khai quật, thăm dò này.

Về di tích, cuộc khai quật đã làm xuất lộ dấu tích một số kiến trúc có niên đại thuộc các thời Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng gồm có móng cột, móng nền kiến trúc, sân nền… 

Các dấu tích kiến trúc này bị phá hủy hầu hết bởi một hố đào lớn có thể diễn ra vào khoảng thế kỷ 18 hoặc 19. Tính chất và niên đại của hố đào hiện đang được tiếp tục nghiên cứu.

Về dị vật, đã tìm thấy nhiều loại hình khác nhau gồm đồ đất nung, đồ gốm, đồ gỗ, đồ kim loại, trong đó một số lượng lớn là gạch ngói. Trong các loại vật liệu xây dựng, đặc sắc nhất là nhóm gạch ngói và vật liệu trang trí lợp mái cung điện có tráng men vàng (hoàng lưu ly) và men xanh (thanh lưu ly) thuộc thời Lê sơ (thế kỷ 15 đầu thế kỷ 17). 

Những di vật này cho phép hình dung rõ thêm về loại “Ngói Rồng” lợp cung điện lợp trong khu vực chính điện Kính Thiên của Hoàng đế Lê sơ.

Báo Công luận
 Một số di vật của thời Lê sơ được tìm thấy trong cuộc khai quật, thăm dò này.

PGS.TS Bùi Minh Trí cho rằng cuộc khai quật này rất thành công, những nhận định khoa học hết sức đúng đắn. Theo ông thì cuộc khai quật lần này đã có những phát hiện mới hết sức là quan trọng và đặc sắc. 

Thứ nhất là cột âm nhà Lý. Thứ hai là phát hiện về thời Trần, những công trình mới được xây dựng, kế thừa trên nền tảng móng, trụ của nhà Lý vào thế kỷ 13.

Ở hố khai quật này cho thấy điều đó diễn ra rõ ràng hơn so với khu vực khai quật ở 18 Hoàng Diêu, những công trình mới xây dựng trên nền tảng móng, trụ của nhà Lý chỉ xuất hiện vào thế kỷ 14. 

Thứ ba là phát hiện một khối lượng khá lớn các loại ngói lợp cung điện thời Lê sơ thế kỷ 15. Thứ tư là phát hiện bó kiến trúc trang trí hoa chanh rộng nhất từ trước đến nay, rộng hơn 1m. Kiến trúc trang trí hoa chanh được xem là minh chứng quan trọng của nền chính điện vua thời Trần.

Những di tích, di vật mà các nhà khoa học tìm thấy được ở hố khai quật khu vực Chính Điện Kính Thiên có nhiều điểm tương đồng và liên quan đến khu vực khai quật ở 18 Hoàng Diệu.

 Vì vậy, PGS.TS Bùi Minh Trí kiến nghị cần có một bản đồ tổng thể về các kiến trúc kết nối từ 18 Hoàng Diệu sang khu vực hố khai quật Chính Điện Kính thiên, để có những nhận định đánh giá cụ thể và chính xác hơn nữa.

Báo Công luận
GS.NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phát biểu tại buổi hội thảo.

Hội thảo còn ghi nhận đóng góp ý kiến của 11 nhà khoa học, nghiên cứu có chuyên môn về lịch sử và khảo cổ. Hầu hết các nhà khoa học, nghiên cứu đánh giá cao về những phát hiện mới của cuộc khai quật này, bên cạnh đó vẫn còn một vài ý kiến đóng góp, đặt vấn đề để tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. GS.NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch danh dư Hội Khoa học lịch sử Viêt Nam đã đánh giá lại kết quả của cuộc khai quật và tổng kết bằng việc đưa ra 3 vấn đề.

Thứ nhất là cần có một kế hoạch khai quật thăm dò tổng thể; thứ hai là kết hợp một cách hợp lý giữa công việc khai quật, thăm dò với nghiên cứu; thứ ba là tư liệu hóa những kết quả thu được sau khi khai quật bằng những phương tiện công nghệ hiện đại nhất như: hình ảnh, video, 3d…

Dương Thành

Tin khác

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Nghề chế biến cói đã có từ lâu và là nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thủy, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn.

Đời sống văn hóa
Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lượng khách đến Bắc Ninh ước đạt 65.000 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch đạt 45 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 tác phẩm đa dạng thể loại.

Đời sống văn hóa
Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

(CLO) Phía đại diện của Ninh Dương Lan Ngọc cho biết, nữ diễn viên đang sắp xếp công việc để sang Úc trau dồi diễn xuất. Trước đó, cô từng chia sẻ kế hoạch này trong gamshows 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng'.

Đời sống văn hóa
Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

(CLO) Hà Nội sẽ đề xuất, xây dựng hồ sơ trình UNESCO để “Phở” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đời sống văn hóa