Phát triển kinh tế - xã hội từ việc đổi mới xúc tiến đầu tư tại Ninh Bình

Thứ năm, 29/12/2022 09:08 AM - 0 Trả lời

(CLO)Trong năm 2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho UBND tỉnh Ninh Bình thực hiện nhiều giải pháp nhằm đổi mới toàn diện cả về phương thức và cách thức triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, nhằm xây dựng hình ảnh, quảng bá môi trường đầu tư của tỉnh đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Sự kiện: ninh bình

Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư

Với phương châm: “Đổi mới phương thức hoạt động xúc tiến đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, chuyển từ thu hút đầu tư bị động sang hướng chủ động; xác định thu hút đầu tư là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành", Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho UBND tỉnh Ninh Bình đã quyết định thành lập Ban xúc tiến đầu tư.

Ban xúc tiến đầu tư trực tiếp làm việc, trao đổi với các nhà đầu tư lớn, tiềm năng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII như tập trung thu hút doanh nghiệp xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, các dự án khu đô thị, thương mại, dịch vụ, khu vui chơi giải trí cao cấp..., đồng thời chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục theo quy định để báo cáo UBND tỉnh và cấp có thẩm quyền chấp thuận, cho phép đầu tư đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.

Cụ thể trong năm 2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho UBND tỉnh làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) để cùng hợp tác xúc tiến thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư các dự án linh kiện điện tử, nông nghiệp công nghệ cao theo định hướng xúc tiến đầu tư của tỉnh.

Bên cạnh đó, Sở cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Bình tại TP. Hồ Chí Minh. Tại Hội nghị này đã thu hút 40 đại diện là chủ tịch, CEO các tập đoàn, tổng công ty lớn chuyên đầu tư về các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đa lĩnh vực như: Tập đoàn Thành Thành Công, Tập đoàn Đồng Tâm, CEN Group, Tập đoàn SSG, Tập đoạn Masterise, Tổng Công ty IDICO, Saigon Tourist…, qua đó đã góp phần quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn của tỉnh Ninh Bình và mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư vào Tỉnh.

Sở đã chủ động xây dựng và thiết kế mới bộ tài liệu xúc tiến đầu tư của tỉnh, sử dụng 4 ngôn ngữ: Tiếng Việt, Anh, Nhật, Hàn phục vụ cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và đối ngoại. Bộ tài liệu đã được các Đại Sứ quán Việt Nam tại các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Iran, Israel cũng như Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, các tổ chức Jetro, Kotra, EuroCham, AmCham đánh giá cao về chất lượng nội dung và thiết kế.

phat trien kinh te  xa hoi tu viec doi moi xuc tien dau tu tai ninh binh hinh 1

Đồng chí Phạm Quang Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng quà lưu niệm cho Ngài Đại sứ Israel tại Việt Nam.

Cùng với đó, Tỉnh tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) với phương châm “Chính quyền đồng hành, cầu thị, lắng nghe, tháo gỡ một cách thực chất các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp”.

phat trien kinh te  xa hoi tu viec doi moi xuc tien dau tu tai ninh binh hinh 2

Đồng chí Phạm Quang Ngọc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với các doanh nghiệp tháng 7/2022.

Tỉnh Ninh Bình xác định cải cách thủ tục hành chính là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, thường xuyên và liên tục, góp phần quan trọng cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh, thu hút đầu tư trên địa bàn Tỉnh. Trong năm đã tiến hành đơn giản hóa 26 thủ tục hành chính (trong đó 24 thủ tục hành chính cắt giảm thời gian thực hiện, 2 thủ tục hành chính cắt giảm thành phần hồ sơ), tổng thời gian cắt giảm được 2.027 giờ trong quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã; qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, kịp thời.

Đồng thời, với tinh thần lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chuyển đổi phong cách làm việc từ “quản lý sang phục vụ”, từ ngày 22/8/2022, tỉnh Ninh Bình đã triển khai hỗ trợ lập hồ sơ miễn phí các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đến nay đã hỗ trợ được 251 hồ sơ.

Hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chú trọng công tác xúc tiến, thu hút đầu tư và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh đã giúp cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh năm 2022 đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng ấn tượng.

Kết quả nổi bật là kinh tế tiếp tục phục hồi trong trạng thái bình thường mới, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,62%. Trong đó, khu vực nông - lâm - thủy sản đạt 4.526 tỷ đồng, tăng 3,04%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 18.421 tỷ đồng, tăng 5,67%, riêng công nghiệp đạt 14.169 tỷ đồng, tăng 5,96%; khu vực dịch vụ đạt 17.950 tỷ đồng, tăng 15,45%; thuế nhập khẩu, sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 8.741 tỷ đồng, tăng 4,99% so với năm 2021.

Quy mô nền kinh tế đạt 81.775 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 81 triệu đồng, tăng 9,1 triệu đồng so với năm 2021. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ với tỷ trọng dịch vụ là 44,2%; công nghiệp - xây dựng là 45,2%; nông, lâm, thủy sản là 10,6%.

Sản xuất công nghiệp của tỉnh đã khắc phục khó khăn trong những tháng đầu năm, duy trì đà tăng trưởng so với cùng kỳ; tổng giá trị sản xuất (theo giá SS 2010) đạt 99.558 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2021; chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) tăng 4,32%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực có mức tăng khá so với năm 2021 như: modul camera tăng 11,9%; giày dép các loại tăng 6,2%; phân lân nung chảy tăng 6,0%... đã hỗ trợ Tập đoàn Thành Công xây dựng hoàn thành và tổ chức khánh thành Nhà máy HTMV số 2.

Ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ phát triển. Nông nghiệp được mùa, khẳng định hướng đi đúng đắn của tỉnh đó là phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hoá ứng dụng công nghệ cao, hình thức tiên tiến, bền vững. Diện mạo nông thôn được cải thiện rõ rệt, trong năm có 02 huyện, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, 02 xã cuối cùng của tỉnh (các xã Kim Mỹ và Kim Tân huyện Kim Sơn) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; có thêm 37 thôn, xóm được công nhận khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

Hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn tỉnh tiếp tục phục hồi, phát triển mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao. Tổng giá trị sản xuất (theo giá SS 2010) ngành dịch vụ đạt 34.471 tỷ đồng, tăng 17,95% so với năm 2021. Tổng mức bán lẻ hàng hóa toàn tỉnh ước đạt 39.060 tỷ đồng, tăng 71,6% so với năm 2021 với 12/12 nhóm hàng hóa tăng cao.

Hoạt động xuất khẩu của tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ; thị trường xuất khẩu của tỉnh tiếp tục duy trì và mở rộng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xuất khẩu hàng hóa sang 80 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhiều doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu.

Hoạt động nhập khẩu chủ yếu phục vụ đầu tư và linh kiện cho sản xuất; tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2022 ước đạt 3,25 tỷ USD, tăng 2,0% so với năm 2021. Các nhóm hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn như: linh kiện phụ tùng ô tô các loại đạt 1.050,8 triệu USD, linh kiện điện tử đạt 1.052,4 triệu USD, phụ liệu sản xuất giày dép đạt 829,2 triệu USD, vải may mặc và phụ liệu đạt 170,8 triệu USD...

Về thu hút đầu tư, đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần đầu cho 19 dự án, giảm 11 dự án so với cùng kỳ; cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh cho 66 dự án, tăng 11 lượt dự án so với cùng kỳ năm 2021; tổng vốn đăng ký gồm cả đăng ký mới và điều chỉnh tăng thêm là 5.817 tỷ đồng, tăng gấp 1,62 lần so với cùng kỳ.

Cùng với đó, hoạt động phát triển doanh nghiệp tiếp tục được duy trì ổn định. Toàn tỉnh đăng ký thành lập mới 1.057 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc (tăng 41,12% so với cùng kỳ) với tổng số vốn đăng ký đạt 5.595,21 tỷ đồng (giảm 48,37% so với cùng kỳ); có 320 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc hoạt động trở lại (tăng 49,5% so với cùng kỳ).

PV

Bình Luận

Tin khác

Ngọn lửa bao trùm cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, thiệt hại nhiều tài sản giá trị

Ngọn lửa bao trùm cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, thiệt hại nhiều tài sản giá trị

(CLO) Phát hiện đám cháy bên trong cửa hàng FPT ở Gò Vấp (TP.HCM), các nhân viên cùng người dân nỗ lực dập tắt đám cháy nhưng bất thành. Rất may không có thương vong về người.

Đời sống
Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

Tạm giữ người đàn ông vi phạm nồng độ cồn, đốt xe máy

(CLO) Khi tổ công tác lập biên bản vi phạm hành chính về lỗi vi phạm nồng độ cồn, ông T. đã ký vào biên bản và đi ra ngoài, sau đó leo lên thùng xe Cảnh sát giật nắp bình xăng, châm lửa chiếc xe máy.

Đời sống
Quảng Ninh: Nét mới đặc sắc trong Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024

Quảng Ninh: Nét mới đặc sắc trong Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Độc đáo, Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên tổ chức tại mép nước bãi tắm Công viên nước Đại Dương (phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long) với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn. Sự kiện diễn ra vào 20h ngày 28/4.

Đời sống
Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi du lịch xa, người dân Hà Nội tận hưởng kỳ nghỉ tại các homestay ven Hà Nội khiến nhiều nơi cạn kiệt phòng trống. Dân tình chuyển hướng sang cắm trại cùng ven đô, tận hưởng không khí trong lành.

Đời sống
Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

(CLO) Hàng nghìn cây gỗ lớn, nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, tại hiện trường từng khoảnh rừng đã bị “hạ trắng”, đốt sạch. Vụ phá rừng thuộc khu vực giáp ranh huyện Chư Prông (Gia Lai) và huyện Ea Sup (Đăk Lăk).

Đời sống