Yên Bái: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về làng nghề

Phát triển và bảo tồn làng nghề: Tiềm năng và triển vọng của Yên Bái

Thứ năm, 03/11/2022 10:27 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn, giữ gìn vào sự phát triển các làng nghề, trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái luôn tập trung, nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, tạo điều kiện cho việc phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Sự kiện: Yên Bái

Là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc, Yên Bái là một vùng đất nhiều tiềm năng và nhiều các làng nghề (trong đó có 2 làng nghề truyền thống). Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn, giữ gìn vào sự phát triển các làng nghề, trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái luôn tập trung, nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, tạo điều kiện cho việc phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh.

Bài liên quan

Tiềm năng, thế mạnh làng nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Hiện nay, toàn tỉnh có 252 làng nghề, làng có nghề, với hơn 3.200 cơ sở sản xuất (trong đó chiếm khoảng gần 10% về tổng số doanh nghiệp, HTX, THT) và hơn 71.000 lao động trực tiếp (chiếm hơn 10% dân số nông thôn - miền núi). Tổng doanh thu từ các làng nghề đạt 109 tỷ đồng (chiếm  khoảng 0.4% tổng GDP toàn tỉnh). Trong đó, tỉnh có 25 làng nghề truyền thống làm nghề lâu đời, gắn liền với văn hóa đời sống của đồng bào dân tộc chưa hề được công nhận, đã mai một, khôi phục và gìn giữ.

Về tổ chức sản xuất, trong 252 làng nghề, làng có nghề tại Yên Bái chỉ có hơn 900 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, HTX, THT, còn lại chủ yếu là sản xuất hộ gia đình, cá thể. Trong đó chỉ có 7 HTX và 15 THT trong số 15 làng nghề được công nhận (trong đó có 2 làng nghề truyền thống, chiếm 6% tổng làng có nghề, nghề).

Những năm qua, từ những nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chuyên ngành văn hóa; sự tham gia của hệ thống chính trị và cộng đồng các dân tộc, hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS tỉnh Yên Bái, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. 

phat trien va bao ton lang nghe tiem nang va trien vong cua yen bai hinh 1

Truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ. Ảnh: baodantoc.vn

Theo đó, các giá trị văn hóa của các dân tộc như: trang phục, kiến trúc, nhạc cụ, dân ca, dân vũ, lễ hội, nghề truyền thống… được chú trọng khôi phục và phát huy. Từ năm 2016-2020, Sở VH-TT&DL đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Sở, phối hợp với các địa phương, triển khai thực hiện bảo tồn 21 di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn và duy trì hoạt động các làng nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.  

Bên cạnh đó, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh Yên Bái đã chú trọng công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, danh thắng các cấp. Tính đến tháng 8/2021, trên địa bàn tỉnh có 118 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng các cấp. Hoạt động tu bổ, tôn tạo các di tích đảm bảo đúng tiến độ, theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp luật có liên quan.

Việc kiểm kê các di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh. Tỉnh Yên Bái hiện có 714 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 04 di sản văn hóa được Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tỉnh Yên Bái đã phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam và các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên hoàn thiện Hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đệ trình Unesco ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhằm lưu giữ sách cổ của các dân tộc, thư viện tỉnh Yên Bái đã phục chế sách cổ của các dân tộc, số hóa 143 tài liệu với 9.695 trang, tạo lập cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ sưu tập số để lưu giữ và đưa ra phục vụ bạn đọc với 02 bộ tài liệu (tài liệu Hán Nôm và tài liệu chữ Thái cổ) tại địa chỉ website: Thuvientinhyenbai.gov.vn. Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã sưu tầm và hiện đang lưu giữ hơn 200 cuốn sách cổ của người Dao và người Thái, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa các dân tộc trong tỉnh.

Triển khai có hiệu quả công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số. Năm 2019, Sở VH-TT&DL đã phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ VH-TT&DL), tổ chức Hội nghị tập huấn Bảo tồn tiếng nói, chữ viết đối với dân tộc có nguy cơ mai một cao tại tỉnh Yên Bái.

Đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh

Thực hiện Nghị định số 62/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, qua 02 lần xét tặng, tỉnh Yên Bái đã có 15 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.

Hiện nay, Sở đang tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Ba, năm 2021 (Tính đến ngày 13/7/2020, Sở VH-TT&DL đã nhận được 04 hồ sơ đề nghị xét tặng, trong đó 01 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, 03 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”).

Đã tổ chức xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái lần thứ nhất. Qua đó, có 07 nghệ nhân đã được xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái. Thực hiện Nghị định 109/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ về việc hỗ trợ đối với “Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú” có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn, toàn tỉnh đã có 06 nghệ nhân được hỗ trợ theo quy định.

Thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở VH-TT&DL đã phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Văn Yên triển khai các nội dung Dự án bảo tồn làng truyền thống dân tộc Phù Lá, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên; tổ chức 01 lớp tập huấn bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ dân tộc Phù Lá tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên.

Đến nay, công trình dự án đã hoàn thiện và được bàn giao cho Ủy ban nhân dân xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên để phát huy tối đa giá trị các hạng mục của công trình nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Phù Lá, thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

phat trien va bao ton lang nghe tiem nang va trien vong cua yen bai hinh 2

Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch đang là hướng đi mới thu được nhiều kết quả tích cực. Ảnh: baodantoc.vn

Công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số được gắn với phát triển đời sống văn hóa cơ sở thông qua việc tổ chức các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ các dân tộc thiểu số, các chương trình giao lưu giới thiệu, tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. Sở VH-TT&DL đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng - Trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Yên Bái, định kỳ 02 năm/lần.

Năm 2019, Sở VH-TT&DL đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thành công chương trình “Sắc màu văn hóa dân tộc Mông Yên Bái” tại Hà Nội, trong đó giới thiệu tới du khách trong nước và quốc tế những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Mông qua các hoạt động như: Trình diễn các trích đoạn lễ hội, dân ca, dân vũ, trang phục, ẩm thực, triển lãm ảnh về Yên Bái.

Với mục tiêu bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề tỉnh Yên Bái, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững, mới đây, UBND tỉnh Yên Bái cũng đã ban hành Kế hoạch Bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030. 

Dự kiến đến năm 2030 công nhận mới 21 làng nghề, 06 nghề truyền thống và 02 làng nghề truyền thống (trong đó: giai đoạn 2022-2025 công nhận 15 làng nghề; giai đoạn 2026-2030 công nhận 07 làng nghề, 06 nghề truyền thống và 02 làng nghề truyền thống).

Trong thời gian tới, để công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số đạt hiệu quả, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền với hình thức nội dung phong phú, phù hợp, sáng tạo, đa dạng, thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm; tăng cường quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phục hồi, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, gắn kết bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ, tôn vinh đối với các nghệ nhân và những người am hiểu văn hóa truyền thống, có công trong việc bảo vệ, truyền dạy, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thực hiện chuyên đề: Minh Diễn

Bình Luận

Tin khác

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

Homestay ven Hà Nội cạn kiệt phòng trống, người dân kéo nhau cắm trại giữa trời

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi du lịch xa, người dân Hà Nội tận hưởng kỳ nghỉ tại các homestay ven Hà Nội khiến nhiều nơi cạn kiệt phòng trống. Dân tình chuyển hướng sang cắm trại cùng ven đô, tận hưởng không khí trong lành.

Đời sống
Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

Cận cảnh vụ phá rừng quy mô lớn khu vực giáp ranh Gia Lai – Đăk Lăk

(CLO) Hàng nghìn cây gỗ lớn, nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, tại hiện trường từng khoảnh rừng đã bị “hạ trắng”, đốt sạch. Vụ phá rừng thuộc khu vực giáp ranh huyện Chư Prông (Gia Lai) và huyện Ea Sup (Đăk Lăk).

Đời sống
Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây 'giải nhiệt'

Nắng nóng gay gắt, hàng nghìn lượt người đổ về Công viên nước Hồ Tây "giải nhiệt"

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, thời tiết ở Hà Nội rất oi bức, nền nhiệt ngoài trời có lúc lên đến 40 độ C nên nhiều người dân đã đến Công viên nước Hồ Tây để "giải nhiệt" và vui chơi.

Đời sống
Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xử phạt tài xế xe khách lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(CLO) Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã xử lý tài xế xe Limousine có hành vi lạng lách trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua phản ánh của người dân.

Đời sống
Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Gần 4.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Ngày thứ 2 kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp trong đó có 3.916 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống