Phát triển vùng sản xuất lớn: Cần những chính sách phù hợp

Chủ nhật, 23/04/2017 21:05 PM - 0 Trả lời

Dồn điền đổi thửa, phát triển vùng sản xuất lớn là một chủ trương lớn đang được Đảng, Nhà nước khuyến khích để phát triển nông thôn mới theo hướng hiện đại, bền vững. Hưởng ứng chủ trương này, nhiều địa phương đã vận động người dân dồn điền đổi thửa, đầu tư chuyển đổi cơ cấu trồng, vật nuôi để tăng hiệu quả, năng suất nông nghiệp.

(NB&CL) Dồn điền đổi thửa, phát triển vùng sản xuất lớn là một chủ trương lớn đang được Đảng, Nhà nước khuyến khích để phát triển nông thôn mới theo hướng hiện đại, bền vững. Hưởng ứng chủ trương này, nhiều địa phương đã vận động người dân dồn điền đổi thửa, đầu tư chuyển đổi cơ cấu trồng, vật nuôi để tăng hiệu quả, năng suất nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế đang phát sinh những vướng mắc cần sớm được tháo gỡ để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn.

Từ chuyện ở xã Tân Tiến

Xã Tân Tiến (huyện Phù Cừ- Hưng Yên) vốn là một xã nghèo vùng chiêm trũng ven đê nhưng người dân nơi đây vẫn quyết bám trụ ruộng nương, mạnh dạn chuyển đổi mô hình cây trồng để phát triển kinh tế. Năm 2014, xã Tân Tiến tiến hành dồn điền đổi thửa, cho phép bà con nông dân chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình cây ăn quả, chăn nuôi.

Tuy nhiên, hơn 200 hộ dân tại Tân Tiến đang đối mặt với nguy cơ mất trắng hàng trăm tỷ đồng. Từ thực tế ở Tân Tiến, đòi hỏi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Phù Cừ cần đưa ra chính sách phù hợp, tháo gỡ những vướng mắc, mâu thuẫn mà hành lang pháp lý chưa điều chỉnh kịp.

Như nắng hạn gặp mưa, với sự giám sát, đo đạc, kiểm đếm của UBND xã, hàng trăm hộ dân nơi đây đã nô nức dồn điền đổi thửa cho nhau. Chỉ một thời gian ngắn, tại Tân Tiến hình thành khu sản xuất cây ăn quả, chăn nuôi hơn 20ha. Để hình thành được khu chăn nuôi lớn này, người dân đã phải đầu tư hàng trăm tỷ đồng để nâng cao nền đất, đào ao, mua cây trồng, vật nuôi…

[caption id="attachment_159780" align="aligncenter" width="640"]Báo Công luận Bà con nông dân đã hưởng ứng chủ trương dồn điền đổi thửa với mong muốn phát triển kinh tế.[/caption]

Một vấn đề đặt ra là mặc dù cho phép chuyển đổi hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn nhưng do điều kiện ngân sách eo hẹp, xã Tân Tiến không thể đầu tư hạ tầng đường sá, điện sản xuất. Để phục vụ sản xuất, bà con nông dân đã tự đóng góp để xây dựng hệ thống đường giao thông, thoát nước, kéo điện về từng khu vườn. Nhưng muốn kéo được điện, phải có xác nhận của UBND xã và phải có nhà tạm trên đất để đảm bảo việc treo công tơ. Người dân đã lần lượt xin xác nhận và xây dựng lều, nhà tạm và đã được Điện lực Phù Cừ ký hợp đồng mua bán điện, lắp đặt công tơ điện.

Từ đó, bà con yên tâm đầu tư sản xuất, hứa hẹn hình thành một mô hình kinh tế hiệu quả tại huyện Phù Cừ.

Tuy nhiên, khi hàng trăm tỷ đồng đầu tư của bà con nông dân sắp được thu hoạch thì mới đây, UBND huyện Phù Cừ có thông báo yêu cầu phải phá dỡ toàn bộ lều lán, nhà tạm tại khu chuyển đổi mô hình cây trồng, vật nuôi trên. Nếu thực hiện điều này, toàn bộ hơn 20ha cây ăn quả, vật nuôi sẽ hoàn toàn bị cắt điện, không thể duy trì sản xuất. Người dân thực sự đối mặt với nguy cơ phá sản cũng như bao tâm huyết gắn bó, hàng trăm tỷ đồng đầu tư đổ xuống sông xuống bể.

Cần có cái nhìn thấu đáo

“Khi chuyển đổi cây trồng điều kiện chăm sóc phải khác, phải sử dụng máy móc thiết bị, đặc biệt là phải có nguồn điện để phục vụ bơm tưới cây trồng và thắp sáng bảo vệ thành quả. Đã trồng cây lâu năm, người nông dân phải bám vườn để tiện chăm sóc nhiều hơn rất nhiều so với khi cấy lúa. Khi mới đầu tư chưa có thu nhập từ cây thì người dân phải kết hợp chăn nuôi để lấy ngắn nuôi dài. Khi cây trồng đã hình thành thì bắt buộc phải trông coi và bảo vệ. Đó là những lý do mà người dân chúng tôi vô tình mắc phải sai phạm là tự ý xây dựng nhà tạm, lều lán và những công trình phụ trợ… Vì nếu không có lều lán tạm bên Sở Điện lực cương quyết không mắc điện, đây là thực tế. Khi đang lao động tại vườn gặp mưa gió sấm sét cần phải có nơi cư trú để tránh mưa, tránh nắng và chúng tôi cần lắm một cái nhà tạm hay lều lán đủ để ở, trông nom bảo vệ thành tựu mà chúng tôi làm ra. Để dân nghèo chúng tôi rơi vào bẫy sai phạm này là hoàn toàn không mong muốn. Nếu bị cưỡng chế nhà tạm, lều lán, công trình phụ trợ thì nhiều hộ dân chắc chắn sẽ phá sản, bỏ làng đi tha phương, bước vào đường cùng quẫn…”- đơn kêu cứu của hơn 200 hộ dân bày tỏ.

Thực tế tại khu chuyển đổi này, PV Báo NB&CL nhận thấy tất cả những nhà tạm, lều lán, công trình phụ trợ đều nhằm phục vụ việc sản xuất, kinh doanh của người dân. Thực tế cho thấy những đề nghị của người dân mong muốn được giữ những công trình phụ trợ trên là hoàn toàn hợp tình hợp lý. Về phía quản lý nhà nước, chúng tôi cho rằng cần có cái nhìn thấu đáo, đưa ra giải pháp tháo gỡ, khắc phục. Luật sư Lê Đức Thắng –Trưởng VPLS Lê và đồng sự (Đoàn LSTP. Hà Nội) cho rằng: Để tháo gỡ mâu thuẫn mà cơ chế chính sách chưa điều chỉnh kịp này, rất cần sự cam kết của người dân. Trong trường hợp này, UBND xã Tân Tiến, UBND huyện Phù Cừ cần tổ chức họp dân, yêu cầu từng hộ ký cam kết không được xây dựng nhà kiên cố, không được sử dụng các công trình phụ trợ thành nơi ở cố định để sinh sống, buôn bán đồng thời cam kết phải tự nguyện phá dỡ, không được yêu cầu bồi thường các công trình này khi Nhà nước thu hồi khu chuyển đổi trên phục vụ mục đích khác. Khi đã rõ ràng như thế thì Nhà nước sẽ có hành lang chặt chẽ để quản lý và người dân cũng có trách nhiệm thực hiện, đảm bảo mọi việc có tình có lý.

Hồng Quang

Tin khác

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định không còn 'bị lung lay bởi đơn thuốc nhập khẩu'

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định không còn "bị lung lay bởi đơn thuốc nhập khẩu"

(CLO) New Delhi không còn “bị ảnh hưởng bởi các đơn thuốc nhập khẩu” khi xây dựng chính sách đối ngoại và đo lường mọi thứ dựa trên lợi ích quốc gia, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Subrahmanyam Jaishankar khẳng định trong một chuyên mục trên tờ The Indian Express.

Thị trường - Doanh nghiệp
6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

Cách nắng nóng tàn phá các trang trại sầu riêng ở Thái Lan

(CLO) Đợt nắng nóng tàn khốc gần đây đã và đang khiến sản lượng trồng sầu riêng tại Thái Lan giảm, kéo theo chi phí tăng vọt, người trồng và người bán ngày càng hoang mang lo sợ trắng tay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Pháp kêu gọi tái thiết lập quan hệ kinh tế với Trung Quốc

Tổng thống Pháp kêu gọi tái thiết lập quan hệ kinh tế với Trung Quốc

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang kêu gọi cập nhật mối quan hệ kinh tế của đất nước với Trung Quốc, ngay khi lãnh đạo Tập Cận Bình dự kiến sẽ tới Pháp trong chuyến thăm cấp nhà nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô