Phía sau câu chuyện “Xuất ngoại lao động chui - Hành trình đẫm nước mắt”

Chủ nhật, 12/07/2020 18:31 PM - 0 Trả lời

(CLO)Loạt bài “Xuất ngoại lao động chui:Hành trình đẫm nước mắt” của Bá Dũng - Doãn Hòa - Quốc Nam - Văn Định(Báo Tuổi trẻ) được trao giải C - Giải báo chí Quốc gia lần thứ XIV năm 2019. Báo NB&CL có cuộc trò chuyện với phóng viên Doãn Hòa để hiểu hơn về hành trình làm nên tác phẩm báo chí này.

Phóng viên Doãn Hòa - Hội Nhà báo TP. HCM. Ảnh: NVCC.

Phóng viên Doãn Hòa - Hội Nhà báo TP. HCM. Ảnh: NVCC.

Nhắc về loạt bài “Xuất ngoại lao động chui: Hành trình đẫm nước mắt”, phóng viên Doãn Hòa kể lại: 

Rạng sáng 23/10/2019, 39 thi thể gồm 31 nam và 8 nữ, được phát hiện trong xe container đông lạnh do tài xế Maurice Robinson điều khiển, ở khu công nghiệp Grays, hạt Essex, Vương quốc Anh. Các nạn nhân sau đó được xác định là công dân Việt Nam nhập cư trái phép vào Anh bằng container trên phà xuất phát từ Bỉ tới cảng Purfleet ở Essex.

Chiếc xe tải chứa thi thể nạn nhân tại Essex. Ảnh: NVCC.

Chiếc xe tải chứa thi thể nạn nhân tại Essex. Ảnh: NVCC.

Từ đầu mối thông tin trong và ngoài nước, tòa soạn báo Tuổi trẻ đã xác minh được một số nạn nhân người Việt có quê quán ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Một mặt tòa soạn cử phóng viên theo dõi thông tin thời sự trong và ngoài nước để xác minh danh tính nạn nhân đồng thời cử nhóm phóng viên chúng tôi tìm hiểu câu chuyện về xuất ngoại “chui” ở một số tỉnh miền Trung.

Đặc biệt, không phải đến khi có sự kiện bi thảm 39 người Việt chết trong container ở Anh tình trạng người lao động ở các tỉnh miền Trung đi “chui” qua các “cò” môi giới lao động mới nóng lên. Mà từ hàng chục năm qua, ở nhiều làng quê, gia đình nghèo ở Hà Tĩnh, Nghệ An đã đổi đời nhờ con em đi xuất ngoại sang các nước châu Âu - một thị trường khó tính, đặc biệt là nhiều nước chúng ta chưa hợp tác đưa lao động qua làm việc.

Để thực hiện loạt bài này cùng vào thời điểm diễn biến sự việc vừa xảy ra, buộc chúng tôi phải tìm về những làng quê nổi tiếng giàu có nhờ xuất ngoại. Quan tâm và thực hiện loạt bài “Xuất ngoại lao động chui - Hành trình đẫm nước mắt” chúng tôi mong muốn tìm hiểu sâu xa câu chuyện được, mất của những lao động sẵn sàng cầm cố sổ đỏ, vay mượn hàng tỉ đồng để được “xuất ngoại” làm giàu nhưng gặp không ít rủi ro. Qua đó, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với những lao động xuất ngoại chui. 

Những phụ nữ Việt nhập cư phải trú ngụ trong rừng trước khi di chuyển đến địa điểm tiếp theo. Ảnh: NVCC.

Những phụ nữ Việt nhập cư phải trú ngụ trong rừng trước khi di chuyển đến địa điểm tiếp theo. Ảnh: NVCC.

Nói đến dấn thân có vẻ dường như hơi quá, song cả nhóm phóng viên thực hiện loạt bài này và ngay bản thân tôi từ lúc đưa ra ý tưởng, vạch ra các hướng viết thể hiện câu chuyện làm sao để sinh động, hấp dẫn nhất với bạn đọc. Nhất là trong thời điểm sự kiện bi thảm liên quan đến sinh mạng của hàng chục con người đang được dư luận cả nước và quốc tế cùng quan tâm. 

Chúng tôi chỉ có một tuần để thực hiện loạt bài này từ lúc lên ý tưởng đến viết bài hoàn chỉnh. Bốn phóng viên được chia thành hai nhóm, 1 nhóm về Hà Tĩnh, 1 nhóm về Nghệ An - nơi có những làng quê giàu có nhờ xuất ngoại “chui”. Chúng tôi được giao tìm hiểu cách thức các “cò”, “cầu” môi giới đưa người đi các nước châu Âu bằng hình thức đi du lịch, rồi đến những gia đình có con em phải bỏ mạng ở xứ người.

Thế nhưng, quá trình tác nghiệp của nhóm phóng viên thời gian đầu còn khá mơ hồ, chắp vá vì danh tính các nạn nhân người Việt chưa được xác định. Lúc đó, thực hiện bài viết nhóm phóng viên chúng tôi cũng tính đến chuyện loạt bài có thể bị “gác” lại vì chưa có thông tin chính thức về danh tính các nạn nhân.

Chỉ đến khi cơ quan chức năng Anh và Việt Nam xác nhận nạn nhân đều là người Việt thì loạt bài đồng thời được đăng tải và nhận được sự quan tâm của dư luận. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của chính quyền các địa phương giúp đỡ tìm địa chỉ các gia đình có con em từng bỏ mạng ở xứ người để đánh đổi những đồng tiền về cho gia đình.

Phóng viên Bá Dũng, một thành viên của nhóm thực hiện phỏng vấn gia đình có con đi xuất ngoại chui ở huyện Diễn Châu, Nghệ An. Ảnh: NVCC.

Phóng viên Bá Dũng, một thành viên của nhóm thực hiện phỏng vấn gia đình có con đi xuất ngoại chui ở huyện Diễn Châu, Nghệ An. Ảnh: NVCC.

Đặc biệt, khó khăn nhất là vào thời gian đầu khi việc tìm gặp các gia đình có con em tử nạn, họ chia sẻ rất ít thông tin hoặc thậm chí không chia sẻ câu chuyện vì họ biết con em mình đi lao động bất hợp pháp, sợ đường dây bị lộ. 

May mắn cho tôi là với ngoại hình còn khá trẻ, tôi vào vai một lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài để tìm đến các “cò” là các chân rết ở địa phương đưa người đi lao động chui mục đích để nghe họ kể về chi phí, cách đi qua nước ngoài làm việc như thế nào. 

Không chỉ cá nhân tôi mà các thành viên trong nhóm tácnghiệp, tuy phải mất nhiều thời gian để đóng vai thâm nhập trực tiếp vào nơi đang diễn ra tình trạng cò mồi xuất ngoại lao động “chui” để lấy thêm tư liệu viết bài. Nhưng chúng tôi luôn mong muốn cống hiến để cho ra nhiều bài viết hay và hình ảnh rõ nét nhất về thực trạng đang diễn ra. Đặc biệt, luôn tận dụng từng giờ, từng phút để lấy những thông tin đắt giá  về thực trạng môi giới xuất ngoại lao động “chui”.

Phóng viên Doãn Hòa vào vai để lấy thông tin từ người mô giới Xuất ngoại lao động chui. Ảnh: NVCC.

Phóng viên Doãn Hòa vào vai để lấy thông tin từ người mô giới Xuất ngoại lao động chui. Ảnh: NVCC.

Qua loạt bài này, chúng tôi muốn truyền tải thông điệp đến độc giả về những góc khuất đằng sau câu chuyện xuất ngoại "chui". Bởi việc làm giàu là nguyện vọng chính đáng của mỗi người, mỗi gia đình; tuy nhiên việc chọn con đường xuất ngoại để đánh đổi cả sinh mạng, cuộc đời mình để làm giàu lại đáng lên án. Trong loạt bài này, chúng tôi cũng nêu ra những giải pháp, những người trẻ ở lại làng quê lập nghiệp, làm giàu trên chính quê hương mình bằng bàn tay, khối óc của mình chứ không nhất thiết phải xuất ngoại”.

Sau khi loạt bài được đăng tải đã đem lại hiệu ứng truyền thông. Rất nhiều độc giả đưa ra ý kiến đánh giá cũng như mong muốn Đảng và Nhà nước sẽ có biện pháp để kỷ luật, phạt hành chính đối với những “cò” chân rết ở các địa phương đang làm trái pháp luật về hình thức môi giới đi xuất khẩu lao động. Cơ quan chức năng cần vào cuộc ngay lập tức để xử lý vấn đề này... 

Thành công của loạt bài “Xuất ngoại lao động chui - Hành trình đẫm nước mắt”  không chỉ là công sức của cá nhân tôi mà là công sức cả một tập thể thành viên trong nhóm, luôn sẵn sàng tác nghiệp và đối mặt với hiểm nguy gian khổ...

Đình Trung (ghi)

Tin khác

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo