“Phim như một di sản văn hóa”: Cơ hội gặp lại những bộ phim kinh điển qua màn ảnh rộng

Thứ hai, 31/12/2018 06:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 15/1/2019 tới đây, Hội thảo “Phim như một di sản văn hóa” do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Phim Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia (Hà Nội). Ngoài hội thảo về phim, một số bộ phim kinh điển của Việt Nam và thế giới sẽ được trình chiếu phục vụ công chúng.

Sự kiện: di sản

Báo Công luận
Hội thảo "Phim như một di sản văn hóa" được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: BTC

Hội thảo có sự tham gia của các khách mời: nhà phê bình phim Lê Hồng Lâm, ông Lê Tuấn Anh (Viện Phim Việt Nam), ông Frank Gray (Giám đốc lưu trữ phim Screen Archive South East, Đại học Brighton, Anh), bà Shona Thomson (chuyên gia phim, điều hành dự án A Kind of Seeing)…

Các khách mời sẽ thảo luận và trình bày về tầm quan trọng của di sản điện ảnh Việt Nam, thực trạng lưu trữ phim tại Việt Nam, tương lai của lưu trữ phim, trong đó xem xét các tiềm năng hợp tác giữa các ngành khác nhau, giữa Việt Nam và các tổ chức quốc tế.

Dù thường không được chính thức nhìn nhận như một di sản văn hóa phi vật thể nhưng phim, video và các dạng thức hình ảnh động khác đóng vai trò như một phương tiện quan trọng của cuộc sống thường ngày, trong việc ghi lại và diễn giải lịch sử - của cộng đồng cũng như cá nhân. Việc bảo tồn và lan tỏa các tư liệu lịch sử này phụ thuộc nhiều vào các quy trình lưu trữ, phục chế, quảng bá phim và video.

Trong khuôn khổ chương trình sẽ có 4 buổi chiếu phim dành cho công chúng, gồm 2 bộ phim kinh điển của Việt Nam là “Đến hẹn lại lên” (sản xuất năm 1974, đạo diễn Trần Vũ), “Mùa ổi” (sản xuất năm 2000, đạo diễn Đặng Nhật Minh); và 2 bộ phim Ấn Độ: “Scotland thân thương” (From Scotland with Love, 2014, đạo diễn Virginia Heath), “Shiraz: Trường ca Ấn Độ” (Shiraz: A Romance of India, 1928, đạo diễn Franz Osten, chiếu bản phục chế do Viện Phim Anh thực hiện).

Các buổi chiếu phim sẽ diễn ra vào 19 giờ 30 từ ngày 15 - 18/1/2019 tại phòng chiếu 2, Trung tâm chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, Hà Nội.

PV

 

Tin khác

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Nghề chế biến cói đã có từ lâu và là nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thủy, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn.

Đời sống văn hóa
Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bắc Ninh đón khoảng 65.000 lượt du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh, trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lượng khách đến Bắc Ninh ước đạt 65.000 lượt, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch đạt 45 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt 17 ấn phẩm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 tác phẩm đa dạng thể loại.

Đời sống văn hóa
Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

Ninh Dương Lan Ngọc rời showbiz, sang Úc du học

(CLO) Phía đại diện của Ninh Dương Lan Ngọc cho biết, nữ diễn viên đang sắp xếp công việc để sang Úc trau dồi diễn xuất. Trước đó, cô từng chia sẻ kế hoạch này trong gamshows 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng'.

Đời sống văn hóa
Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

Hà Nội muốn xây dựng hồ sơ đưa 'Phở' trở thành di sản văn hoá của nhân loại

(CLO) Hà Nội sẽ đề xuất, xây dựng hồ sơ trình UNESCO để “Phở” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đời sống văn hóa