Phố đi bộ đã kích cầu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch

Thứ ba, 14/11/2017 21:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là chia sẻ của ông Đinh Hồng Phong, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức chiều 14/11.

Báo Công luận
Ông Đinh Hồng Phong, Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm

Báo cáo về kết quả 1 năm thực hiện công tác triển khai thí điểm không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, ông Phong cho biết: Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận đã kết nối với không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội, tạo điểm nhấn du lịch cho khu vực trung tâm Thủ đô Hà Nội, dần hình thành thói quen đi bộ, từng bước hạn chế phương tiện giao thông cơ giới và hình thành nếp sống mới cho người dân Thủ đô; kích cầu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm và Thành phố.

“Lượng du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và tham gia rất đông. Trung bình ban ngày có khoảng 3.000 đến 5.000 người, buổi tối khoảng 1,5 đến 2 vạn người. Trong những dịp ngày lễ, tết vào buổi tối lượng người có lúc lên đến gần 20 vạn người. Cùng đó, lượng khách du lịch lưu trú đến quận Hoàn Kiếm và Thành phố tăng nhanh; số lượng cửa hàng kinh doanh mới và chuyển mục đích kinh doanh phục vụ cho dịch vụ và du lịch trong khu phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm tăng 268 cửa hàng”, ông Phong dẫn chứng.

UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức thí điểm các hoạt động kinh doanh dịch vụ đến 2h sáng vào các ngày Thứ 6, Thứ 7, Chủ nhật hàng tuần trên địa bàn. Đến nay, đã cấp thông báo đủ điều kiện tổ chức thí điểm hoạt động kinh doanh đến 2h sáng cho 46 cơ sở kinh doanh (gồm: quán café, nhà hàng sử dụng âm nhạc, nhà hàng dịch vụ ăn uống, dịch vụ karaoke).

Các cơ sở tổ chức thí điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ đến 2h sáng về cơ bản đều đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm… tạo thêm không gian vui chơi, thu hút du khách khi đến với Thủ đô và quận Hoàn Kiếm; đáp ứng nhu cầu giải trí, giao lưu, tìm hiểu cuộc sống ban đêm của du khách đặc biệt là du khách quốc tế, tăng thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách, không phát sinh các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gây ra những bức xúc trong dư luận xã hội. Doanh thu khoán bình quân một tháng trong năm 2017 của các cơ sở tham gia thí điểm tăng 55% so với năm 2016.

Bên cạnh đó, tại tuyến phố đi bộ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật tạo nên điểm nhấn văn hoá, xây dựng thành chương trình cố định trong năm. Nhiều chương trình, sự kiện đã để lại ấn tượng sâu sắc, được dư luận đánh giá cao như: Chương trình hòa nhạc ngoài trời Vietnam Airlines Classic–Hanoi Concert 2017; hoạt động giao lưu văn hóa Nhật Bản và Triển lãm hoa Anh đào tại Hà Nội năm 2017; “Ngày Hàn Quốc tại Hà Nội 2017…
Tuy nhiên, theo ông Phong, cùng với những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại hạn chế như tình trạng bán hàng rong; dắt chó không có rọ mõm; trượt patanh, đi xe điện cân bằng, ô tô - xe máy điện (trẻ em) chưa được giải quyết triệt để. Một số hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật tự phát; tập thể dục, tập nhảy vào buổi tối mở nhạc to và trang phục không phù hợp đã ảnh hưởng đến văn minh chung của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Thời gian tới, quận sẽ tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian. Tiếp tục mời các đơn vị nghệ thuật của các tỉnh, Thành phố trong nước và nước ngoài thực hiện các chương trình, hoạt động văn hóa, biểu diễn, giao lưu, ẩm thực, lễ hội có chất lượng cao hơn nữa… Triển khai phương án bổ xung các hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch phục vụ du khách như quầy xe lưu động, gian hàng trưng bầy sản phẩm đồ lưu niệm, quán hoa giới thiệu các mặt hàng lưu niệm, sản phẩm nghề truyền thống.

PV (theo phapluat&xahoi)

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa