Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giải trình việc triển khai gói hỗ trợ gần 350 nghìn tỷ đồng

Thứ năm, 02/06/2022 13:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Liên quan đến việc triển khai gói hỗ trợ gần 350 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết 43 của Quốc hội, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, cơ bản hiện nay đã hoàn thành các cơ chế chính sách và đã giải ngân được 22 nghìn tỷ. Đây là tiền đề quan trọng để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Tại cuối phiên thảo luận sáng nay (ngày 2/6) về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2021; Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng thuộc Chương trình kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu giải trình làm rõ hơn về một số vấn đề về tình hình, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

pho thu tuong le minh khai giai trinh viec trien khai goi ho tro gan 350 nghin ty dong hinh 1

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Phiên họp.

Xác định việc thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, sau khi Chính phủ trình Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Chính trị đã có Kết luận số 20 và Quốc hội trong kỳ họp bất thường đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

"Trước khi Chính phủ trình thì UBTVQH và đặc biệt là Chủ tịch Quốc hội rất quan tâm về chương trình này. Cũng đã tổ chức nhiều phiên họp với thành viên Chính phủ và đã có Hội thảo đầy đủ thành phần gồm các nhà khoa học, các chuyên gia để có sự đồng thuận. Sau đó, Chủ tịch Quốc hội thống nhất với Thủ tướng Chính phủ về khung Chương trình được Chính phủ trình", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cho biết, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43 thì sau 19 ngày, Chính phủ có Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai nghị quyết số 43. Nghị quyết này có 5 nhóm giải pháp với những nhiệm vụ hết sức cụ thể, huy động, phân bổ nguồn lực chi tiết. Trong đó có 14 văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn. Đồng thời, xem đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng để làm cơ sở đánh giá, xếp loại cho cán bộ công chức, tổ chức vào cuối năm, đặc biệt là người đứng đầu.

Khi xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, trong đó có 3 Công điện và nhiều văn bản chỉ đạo.

Về kết quả thực hiện được, Phó Thủ tướng cho biết, thứ nhất là về xây dựng chính sách cơ chế. Hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như Bộ trưởng đã ban hành 11/14 văn bản theo kế hoạch của Nghị quyết số 11. 11 văn bản này gồm 7 Nghị định, 1 Nghị quyết, 3 Quyết định của Chính phủ; kèm theo là 1 văn bản hướng dẫn của Bộ TN&MT. Trong những văn bản này, có nhiều văn bản ban hành trước thời điểm Nghị quyết 11 ra đời, tức là trước tháng 3/2022.

"Ví dụ như Nghị định số 15 về giảm thuế ngày 28/1 hay Nghị quyết số 38 về Chương trình phòng chống dịch ban hành tháng 3/2022, Quyết định 08 về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Tuy nhiên, có 1 số văn bản ban hành chậm hơn so với Nghị quyết số 11. Lý do là Chương trình, chính sách rất phức tạp, có sự phối hợp của các bộ, ngành. Trong thực hiện 1 số chính sách trước đó chúng ta làm chưa tốt, còn nhiều vướng mắc, hạn chế. Do đó, trong quá trình xây dựng, các bộ ngành, Chính phủ rất thận trọng để tránh sơ xuất, tránh trách nhiệm sau này khi tổ chức thực hiện vì số tiền rất lớn", Phó Thủ tướng nói.

Cũng theo Phó Thủ tướng, nhiệm vụ này là nhiệm vụ mới, không có kế hoạch dài hạn, tức là thực hiện phục hồi sau khi tác động của đại dịch chứ không phải nhiệm vụ thường xuyên. Do đó, sinh ra nhiều công việc các bộ ngành chưa chủ động được.

Đối với 3 văn bản hướng dẫn còn lại, hiện nay đang làm. Thứ nhất là văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục chỉ định thầu đối với gói thầu được cơ chế đặc thù trong những dự án đường cao tốc Bắc – Nam. Tiếp đó là 2 Thông tư hướng dẫn về việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ và Quỹ viễn thông công ích. Hai quỹ này khoảng 10 nghìn tỷ. Theo Phó Thủ tướng, 3 văn bản này cần thiết phải làm nhưng không tác động nhiều đến chương trình.

pho thu tuong le minh khai giai trinh viec trien khai goi ho tro gan 350 nghin ty dong hinh 2

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu giải trình làm rõ hơn về một số vấn đề về tình hình, triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đã giải ngân được 22 nghìn tỷ/300 nghìn tỷ đồng

Về thực hiện các gói hỗ trợ với tổng khoảng 347 nghìn tỷ đồng (hay gọi là gói gần 350 nghìn tỷ đồng). Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, trong tổng số 347 nghìn tỷ đồng có 46 nghìn tỷ đồng dùng quỹ dự trữ, quỹ tài chính hợp pháp với số tiền là 2 tỷ đô la để mua vắc – xin, trang thiết bị y tế. "Hiện nay, dịch chúng ta đã kiểm soát cơ bản, do đó, việc sử dụng cái này tùy theo tình hình sắp tới. Nếu cần, sẽ chi và sử dụng này. Nếu trừ khoản này ra còn khoảng 301 nghìn tỷ", Phó Thủ tướng nói.

Đối với 301 nghìn tỷ đồng, Phó Thủ tướng phân tích theo 2 con số. Con số thứ nhất là 125 nghìn tỷ. Trong đó, 64 nghìn tỷ là tiền miễn giảm thuế. Sau khi Nghị quyết 43 ra đời thì 18 ngày sau, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15, Nghị định này giảm thuế VAT từ tháng 2/2022, giảm thuế từ 10% xuống còn 8%. "Hiện nay, gói này thực hiện trong năm nên Chính phủ làm rất nhanh. Xem như 64 nghìn tỷ đồng này chúng ta đã làm", Phó Thủ tướng cho biết.

Thứ hai là 38 nghìn 400 tỷ đồng là chính sách tín dụng, chính sách mà thông qua ngân hàng chính sách. Theo đó, đến nay, có 5 Chương trình mà cơ bản các cơ chế chính sách đã xây dựng xong, đã giải ngân được 4 nghìn 586 tỷ/19 nghìn tỷ đồng của năm 2022 (38 nghìn tỷ đồng thực hiệm trong vòng 2 năm). Phó Thủ tướng đánh giá, cùng với xây dựng chính sách, ngân hàng chính sách và bộ, ngành làm rất nhanh, giải ngân rất phù hợp và kịp thời.

Khoản thứ ba có thể thực hiện xong là 6.000 tỷ đồng thông qua gia hạn thuế, tiền thuê đất dự kiến khoảng 135 nghìn tỷ đồng, Chính phủ đã xây dựng xong 2 Nghị định vào tháng 5 về giảm, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô và giảm một số chính sách thuế. Xem như 6.000 tỷ đồng này từ nay đến cuối năm cũng sẽ thực hiện xong.

Bên cạnh đó còn một khoản là 6.600 tỷ đồng hỗ trợ người lao động thuê nhà. Đối với gói này cũng đã giải ngân được gần 2 tỷ đồng và cũng đã ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 3.2022. Tuy nhiên, việc phân bổ vốn và giao vốn cho các địa phương cũng chưa rõ nên triển khai còn chậm. “Thời gian tới, Bộ Tài chính cùng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp cùng các địa phương để thống nhất số liệu, đẩy nhanh tiến độ giải ngân”, Phó Thủ tướng cho biết.

Con số thứ hai là 176 nghìn tỷ đồng thuộc về đầu tư công. Trong đó có hai khoản là hỗ trợ lãi suất qua ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách, trong đó, hỗ trợ qua ngân hàng thương mại là 40 nghìn tỷ đồng. Để triển khai, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Tuy chậm nhưng khi tiến hành quyết toán giữa các ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình thì được tính vào ngày 1.1.2022. Như vậy, có thể xem là gói này thực hiện được từ ngày 1.1.2022. 

Cuối cùng là 134 nghìn tỷ đồng dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó đầu tư cho giao thông khoảng 103 nghìn tỷ đồng. Vì phải dựa theo tiến trình chung thực hiện Luật Đầu tư công cũng như các dự án đầu tư nên gói này giải ngân chậm. 

Phó Thủ tướng lý giải: "Bình thường dự án đầu tư khi thực hiện đầu tư công thì việc đưa vào kế hoạch đầu tư công đã mất 1 năm rưỡi. Do đó, trong danh mục hiện nay Chính phủ cũng đã trình để trên cơ sở các địa phương thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư. Để sau đó tổng hợp, báo cáo xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi phân bổ chính thức. Cái này chậm trong tiến trình chung thực hiện Luật Đầu tư công cũng như các dự án đầu tư".

“Nhìn chung đến thời điểm hiện nay đã cơ bản hoàn thành các chính sách và giải ngân được 22 nghìn tỷ đồng. Đây cũng là một tiền đề rất quan trọng để tin tưởng rằng gói hỗ trợ này sẽ được thực hiện tốt trong thời gian tới”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức
Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng tỉnh Kiên Giang sẽ làm tốt trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C, xem như đây là biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tin tức
Kiên Giang thực hiện 'sáu đẩy mạnh' để phát triển Phú Quốc

Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Tin tức
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Tin tức