Phòng chống tác hại rượu bia: Đâu chỉ cần đánh thuế là xong

Chủ nhật, 27/05/2018 07:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sản phẩm rượu bia là một sản phẩm tiêu dùng hợp pháp nhưng gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, kinh tế, văn hóa và xã hội. Việc tăng thuế lên rượu bia chưa hẳn là một giải pháp tốt nhất để hạn chế tác hại của rượu bia với đời sống người dân.

Số liệu của các tổ chức phi chính phủ công bố, Việt Nam là nước có mức tiêu thụ rượu, bia đứng thứ nhất ở ASEAN và thứ 3 tại châu Á.

 Sử dụng rượu, bia gây ra 5,7% tổng số ca tử vong, 4,7% tổng gánh nặng bệnh tật tính bằng số năm sống được hiệu chỉnh theo mức độ bệnh tật của Việt Nam và tỷ lệ tiền chi từ túi hộ gia đình trên tổng số chi y tế lên tới 49% hằng năm. 

Ngày 25/5/2018, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo với các doanh nghiệp trong ngành rượu, bia để lấy ý kiến về Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia. 

Hai mục tiêu chính đặt ra đối với Dự Luật này là nâng cao sức khỏe của người dân và phòng, chống những vấn đề xã hội gây ra bởi lạm dụng rượu bia như bạo lực gia đình, uống rượu khi lái xe, gây rối trật tự công cộng... 

Theo tờ trình của cơ quan soạn thảo, Dự luật này được tiếp cận từ góc độ sức khoẻ cộng đồng và xã hội, chứ không phải từ góc độ thương mại. Mặc dù giới doanh nghiệp đều đồng tình với quan điểm cho rằng lạm dụng rượu bia có thể gây ra những tác hại đối với sức khỏe và các vấn đề xã hội. 

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến quan ngại về cách tiếp cận và những quy định trong Dự thảo có thể không giải quyết được những vấn đề của lạm dụng rượu, bia và đạt được mục tiêu mà Chính phủ đặt ra. 

Năm 2016 chi phí kinh tế cho tiêu thụ bia tương đương gần 3 tỷ USD (2,8 tỷ lít bia tiêu thụ), ước tính gần bằng 3% số thu ngân sách của cả nước (chưa kể đến chi phí gián tiếp) trong khi đóng góp cho ngân sách nhà nước của ngành sản xuất rượu bia, nước giải khát ở Việt Nam theo báo cáo của Hiệp hội bia-rượu-nước giải khát là 950 triệu USD (19.134 tỷ đồng tỷ đồng). 

Chi phí trực tiếp cho tiêu thụ bia nhiều gấp trên 3 lần mức đóng góp cho ngân sách nhà nước. Nhiều đại diện doanh nghiệp tham gia hội thảo cho rằng sản xuất bia, rượu là ngành giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. 

Đại diện này đã viện ra thực trạng đến nay ngành sản xuất bia đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, tránh được tình trạng nhập lậu, tình trạng đầu cơ và có một phần xuất khẩu. 

Giải quyết được công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trực tiếp sản xuất và lao động trong hệ thống kinh doanh, thương mại, nhà hàng, dịch vụ, vận tải, nông nghiệp, quảng cáo, ... 

Báo Công luận
Ở Việt Nam, ước tính 70% đàn ông Việt uống rượu, bia, trong đó, cứ 4 người thì có 1 người sử dụng rượu, bia ở mức có hại, tương đương 6 cốc bia mỗi ngày.  Nguồn ảnh - Internet

Các doanh nghiệp trong ngành tham gia tích cực các chương trình trách nhiệm xã hội, từ thiện, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường ở nhiều địa phương trong cả nước. Ngành bia rượu có đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương). 

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong toàn ngành năm 2017 ước đạt 50 ngàn tỷ đồng chiếm khoảng 1,7% GDP của Việt Nam. 

Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia một mặt giúp tăng thu ngân sách, điều này có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh hiện nay khi ngân sách Nhà nước đang bội chi và đang trong tình trạng phải vay nợ mới để trả nợ cũ. 

Tuy nhiên, thực tế hiện nay lại đang tồn tại sự mất cân đối khi thuế đối với các sản phẩm gây hại đến người tiêu dùng như rượu bia chưa đủ cao trong khi các sản phẩm thiết yếu và phục vụ cho những đối tượng rất nhạy cảm như là sữa cho người già, trẻ em, người ốm lại bị đánh thuế cao. 

Trong khi đó mức thuế mà ngành rượu bia đóng góp khi so sánh với những tổn thất kinh tế liên quan đến sức khỏe chi phí điều trị và khắc phục hậu quả; chi phí y tế gián tiếp do tử vong sớm hay mất khả năng lao động do tàn tật là rất nhỏ. Thống kê của Bộ Y tế cho là nếu thu 0,5% ngay trong năm đầu tiên luật có hiệu lực sẽ thu về cho quỹ 350 tỉ đồng. 

Vậy đến năm 2030, thu 2% trên giá tính thuế TTĐB, cộng thêm sản lượng tăng mỗi năm, ngành rượu bia phải đóng đến hàng ngàn tỉ đồng. Bộ Y Tế đã đề xuất đưa ra 2 phương án.

 Phương pháp 1 lập quỹ với nguồn thu đến từ khoản thu bắt buộc của các cơ sở sản xuất, nhập khẩu rượu, bia, tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá thuế tiêu thụ đặc biệt.

 Phương án 2 là không lập quỹ, song các doanh nghiệp ngành bia - rượu vẫn phải đóng các khoản tương tự như trên. Mục đích của việc lập quỹ này nhằm chi cho các hoạt động phòng chống tác hại của rượu, bia, thuốc lá và nâng cao sức khỏe cộng đồng. 

Nhiều ý kiến cho rằng, sức khỏe con người gắn với nhiều yếu tố như môi trường, thực phẩm, các hoạt động công nghiệp khác. Thế nên, nếu lập quỹ vì sức khỏe cộng đồng, cần thiết kêu gọi đóng góp của nhiều ngành liên quan như đã kể trên chứ không chỉ là câu chuyện của rượu - bia. 

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào biện pháp tăng cao mức thuế, người tiêu dùng sẽ chuyển sang dùng hàng lậu giá rẻ thì nguy cơ bệnh tật tử vong sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần vì các sản phẩm này không bị kiểm soát về chất lượng. Bên cạnh đó, để chống được tác hại của rượu bia và thuốc lá không chỉ là vấn đề tăng thuế mà giải quyết được tất cả. Nếu tăng thuế lên rất cao và chống buôn lậu không tốt thì Việt Nam sẽ trở thành một vùng trũng làm gia tăng buôn lậu. 

Vì thế, tăng thuế cần đi liền với nhiều giải pháp khác. Để có thể làm giảm mức độ bệnh tật và tỷ lệ tử vong liên quan đến rượu bia, thuốc lá, giảm đói nghèo và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai của đất nước và cải thiện năng suất lao động cần sự phối hợp của tất cả các ngành, các cấp với nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó một biện pháp quan trọng là tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng trong việc tiêu dùng rượu bia, thuốc lá.

 Việc đánh thuế cao vào sản phẩm rượu bia chỉ nên coi là một giải pháp trong hệ thống giải pháp cần làm đồng bộ hiện nay./.

Cẩm Tú

Tin khác

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe