Phóng viên ảnh Hoàng An: Làm nghề, phải đam mê và chịu đựng được gian khổ

Thứ sáu, 10/07/2020 09:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Gần 20 năm gắn bó với nghề, phóng viên Hoàng An - Tạp chí Nhiếp Ảnh & Đời Sống đã trải qua nhiều thử thách…nhưng theo anh điều quan trọng của người làm nghề là phải dấn thân, phải có niềm đam mê và chịu đựng được gian khổ.

Sự kết hợp ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật tạo ra những khoảnh khắc giá trị

Là người có nhiều năm làm ảnh, Hoàng An luôn biết kết hợp khéo léo ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật. Được học và thực hành ở cả lĩnh vực báo ảnh và nhiếp ảnh nên kinh nghiệm và kiến thức của anh luôn vững vàng để triển khai các đề tài. Riêng đối với ảnh báo chí, anh vẫn luôn nhớ quy tắc là phải chụp đúng sự thật khách quan và rõ nội dung, trả lời được câu hỏi: chụp ai, cái gì, ở đâu, khi nào và tại sao?

Phóng viên Hoàng An phân tích: Ảnh báo chí là ảnh thông tin, thậm chí ảnh chiếm tới 80% thông tin toàn bộ sự kiện. Thông tin càng “đắt” thì tác phẩm đó càng giá trị. Đắt có nghĩa là sự việc đó xã hội đặc biệt quan tâm, có tác dụng tốt, mang hiệu ứng sức lan tỏa cho xã hội.

Tác phẩm “Dấu chân tình nguyện” lọt top 50

Tác phẩm “Dấu chân tình nguyện” lọt top 50 "Khoảnh khắc Báo chí 2019" do báo Nhà báo & Công luận tổ chức. Ảnh: NVCC

Còn với ảnh nghệ thuật luôn đòi hỏi một chất lượng nhất định, kỳ công, người chụp cũng phải có tư duy và cách nhìn, chuyển tải nội dung thông điệp. “Người xem cảm nhận cái ẩn dụ phía sau tác phẩm. Ảnh nghệ thuật truyền thống thường hơi khắt khe, hạn chế can thiệp các phần mềm. Tuy nhiên ảnh nghệ thuật hay ảnh báo chí đều cần bố cục tạo hình đẹp, ánh sáng tốt, khoảnh khắc đắt,…”- phóng viên ảnh Hoàng An chia sẻ.

Một yêu cầu của nghề phóng viên ảnh là phải đến tận hiện trường, bám sát sự kiện để ghi lại sự việc xảy ra, không chỉ vậy họ luôn phải lăn xả, vận dụng linh hoạt những kiến thức từ kỹ thuật cho đến những hiểu biết về đời sống. Người phóng viên ảnh, đặc biệt là ảnh thời sự còn phải có một tầm nhìn bao quát về môi trường tác nghiệp để có được một bức ảnh đúng khoảnh khắc, thể hiện rõ chủ đề và đi đến được tận cùng chiều sâu của câu chuyện.

Tác phẩm “Quặn lòng với ngư dân miền Trung” được anh chụp với mong muốn cùng chia sẻ với những khó khăn của ngư dân. Ảnh: NVCC

Tác phẩm “Quặn lòng với ngư dân miền Trung” được anh chụp với mong muốn cùng chia sẻ với những khó khăn của ngư dân. Ảnh: NVCC

Nhưng theo anh Hoàng An: “nói phóng viên ảnh là việc nhàm chán, công việc lập lại thì không phải, quan trọng hơn người đó phải luôn luôn cập nhật và có hiểu biết sử dụng thành tạo các thiết bị, phương tiện ghi hình một cách nhuần nhuyễn. Khoa học càng hiện đại bắt buộc phóng viên ảnh phải học, phải nghiên cứu, phải trải nghiệm để bắt kịp và khai thác hiệu quả các thiết bị ghi hình, có như vậy mới có thể cho ra đời những tác phẩm chất lượng”.

Góp sức sẻ chia khó khăn với bà con nông dân miền Trung

Vẫn nhớ, vào cuối tháng 4 năm 2016, Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã xả ra môi trường biển chất thải gây ô nhiễm làm cá biển chết hàng loạt từ vùng biển Hà Tĩnh cho đến Thừa Thiên Huế. Đây là một sự cố môi trường biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất, kinh doanh của nhân dân 4 tỉnh ven biển miền Trung.

Để người dân cả nước hiểu rõ hơn về sự cố môi trường này, anh Hoàng An đã nảy sinh ý tưởng làm một số tác phẩm về đề tài này. Phải hơn một tuần cùng với bộ đồ nghề, anh đã rong ruổi dọc khắp bờ biển 4 tỉnh miền Trung để chụp lại những khoảnh khắc biển đang chết. Có thể nói đây là một chuyến di tác nghiệp thực sự khó khăn. Bởi quãng đường khá xa, cộng với đó là thời tiết oi bức của mùa hè khiến việc di chuyển và tác nghiệp vất vả hơn...

Phóng sự ảnh “Sống chung với lũ” đã đoạt được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Ảnh: NVCC

Phóng sự ảnh “Sống chung với lũ” đã đoạt được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Ảnh: NVCC

Nhiều loạt ảnh về sự cố này đã ra đời, nhưng anh Hoàng An muốn kể đến đó là tác phẩm “Quặn lòng với ngư dân miền Trung”. Khi chụp loạt loạt ảnh này anh chỉ mong muốn mình đóng góp một phần vào việc chia sẻ những khó khăn mất mát của ngư dân. Cuộc sống hàng ngày của họ luôn gắn với biển, gắn với những sản vật từ biển cả, nhưng giờ đây biển cũng mang lại nỗi buồn không nguôi.

Anh Hoàng An cho biết: “Mỗi tác phẩm là một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc hành trình gian khổ đi tìm những khoảnh khắc đáng giá của cuộc sống. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện, một hoàn cảnh, một trải nghiệm hoàn toàn khác nhau và tôi may mắn được gặp gỡ những con người ấy ở trong những hoàn cảnh ấy”.

Trận lũ lịch sử tháng 10 năm 2016, làm nhiều địa bàn trong tỉnh Quảng Bình chìm trong biển nước. Đặc biệt là làng Vinh Quang, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy bị cô lập như một ốc đảo. Để thực hiện được bộ ảnh cuộc sống người dân nơi đây, phóng viên Hoàng An mượn một chiếc thuyền của dân làm nghề chài lưới, với ý định chung sống với bà con một tuần để ghi lại hình ảnh cuộc sống hiện thực, thiếu thốn.

Anh nhớ lại: "Chiếc thuyền mà tôi mượn đi được giữa chừng thì gặp dòng nước quá to nên đành phải quay lui. Rất may mắn sau đó có gặp được một chiếc thuyền của đoàn cứu trợ, tôi liền xin đi theo họ và được đồng ý”. Tại làng Vinh Quang, anh đã chứng kiến nhiều người dân sống chung với lũ, những hình ảnh người già, trẻ nhỏ trong cuộc sống bị cô lập, ghi lại hình ảnh về tinh thần tương thân tương ái của bà con trong vùng lũ.

Phóng viên, Nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng An -Tạp chí Nhiếp Ảnh & Đời Sống. Ảnh: NVCC

Phóng viên, Nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng An -Tạp chí Nhiếp Ảnh & Đời Sống. Ảnh: NVCC

“Tôi đã chụp được nhiều bức ảnh nhưng tôi nhớ nhất là bức ảnh đưa đám tang một người dân trong làng vừa mất trong những ngày lũ về. Để chụp được bức hình này tôi trèo lên được nóc nhà trường học, phải đợi gần 3 tiếng đồng hồ giữa cảnh mênh mông biển nước, gió lạnh, tôi đã chụp được bức ảnh dòng người đưa tang và bức ảnh sau đó đã mang lại nhiều cảm xúc cho người xem”, anh Hoàng An chia sẻ.

Đằng sau những bức ảnh mà anh Hoàng An nhắc đến, tôi hiểu rằng, phóng viên ảnh hay nhiếp ảnh gia đều phải có niềm đam mê và chịu đựng gian khổ, dấn thân và chấp nhận rủi ro…Bởi mỗi bức ảnh như là một dấu ấn đánh dấu sự trưởng thành trong sự nghiệp của họ. Để có những tác phẩm đó, người chụp đã phải đánh đổi rất nhiều mồ hôi và công sức nhưng nghề này cũng mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm thú vị, khó quên.

Trong những năm qua phóng viên, nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng An đã đạt nhiều giải thưởng lớn: Như tác phẩm “Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang” (Giải báo chí Quốc gia 2016); “Quặn lòng với dân miền Trung sau sự cố môi trường” (Giải báo chí Quốc gia 2017); “Ngư dân Kỳ Nam điêu đứng do sự cố môi trường biển” (Giải tác phẩm xuất sắc của Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam); “Sống chung với lũ” (Giải nhất Báo ảnh Việt Nam và lọt top 10 khoảnh khắc báo chí 2018 do báo Nhà báo & Công luận tổ chức)..., gần đây nhất là tác phẩm “Dấu chân tình nguyện” lọt top 50 "Khoảnh khắc Báo chí 2019" do báo Nhà báo & Công luận tổ chức, ngoài ra phóng viên, nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng An còn được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế khác.

Xuân Bách

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo