Phóng viên tác nghiệp trong dịch bệnh Corona: Cần thông tin chính xác và tác nghiệp an toàn

Thứ năm, 13/02/2020 10:59 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nghề báo là một nghề nguy hiểm. Sự nguy hiểm còn đe dọa nhà báo khi tác nghiệp trong những hoàn cảnh thảm họa, tình huống khẩn cấp và đặc biệt là môi trường dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra hiện nay.

Trong cuộc chiến đấu này, các phóng viên cũng là lực lượng thường xuyên phải lao vào tâm dịch để cung cấp đến nhân dân những thông tin chính xác, cùng chung tay góp phần đẩy lùi dịch bệnh.

Tôi và những đồng nghiệp đang cùng chống cả dịch và chống cả tin giả

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (covid - 19) gây ra được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới. Việt Nam thời điểm này đã ghi nhận 15 trường hợp dương tính với virus Corona. Các cơ sở, địa phương có người nhiễm hoặc nghi nhiễm virus Corona cách ly và điều trị cũng là những điểm nóng hạn chế người qua lại. Dịch bùng phát đã gây ra những thiệt hại lớn về người, bên cạnh đó kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng về mọi mặt, đương nhiên nhà báo không thể đứng ngoài cuộc.

Nhà báo Nguyễn Công Khanh - Chuyên trang Tri thức trẻ, Báo điện tử Tổ Quốc.

Nhà báo Nguyễn Công Khanh - Chuyên trang Tri thức trẻ, Báo điện tử Tổ Quốc.

Nhà báo Nguyễn Công Khanh - Chuyên trang Tri thức trẻ, Báo điện tử Tổ Quốc cho biết: “Công việc của tôi làm cũng như bao phóng viên khác khi đưa tin về dịch Corona ở Việt Nam hay ở khắp nơi trên thế giới, đó là đưa thông tin chân thực, nhanh nhạy nhất tới độc giả về dịch Corona. Trong đó có hai việc là tổ chức thông tin và thực hiện thông tin. Về mặt tổ chức thông tin, chúng tôi tìm hiểu các đầu mối thông tin từ cơ quan chức năng để có được thông tin chính xác và kịp thời nhất. Tại  sao lại phải vừa chính xác vừa kịp thời bởi trong cuộc chiến với Corona, chúng tôi còn phải chiến đấu với cả nạn tin giả đang tràn lan”.

Có thể thấy, trong chuỗi ngày phòng tránh dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán do chủng mới của virus Corona gây ra, bên cạnh nhiều lo lắng cư dân mạng còn đau đầu hoang mang bởi hàng loạt tin đồn, tin giả. Nhà báo Công Khanh cũng tâm sự: “Khó khăn thực sự và thách thức rất lớn cho việc làm báo hiện nay đó là chiến đấu với tin giả. Vì vậy chúng tôi không chỉ đưa tin đúng, đưa đủ mà lại phải cực kỳ nhanh và hấp dẫn. Tin giả thường rất nhanh và hấp dẫn – người ta có vẻ rất thích tin giả! Do những kẻ tạo tin giả chỉ quan tâm tới tâm lý con người chứ ít khi chịu trách nhiệm về thông tin mà mình phát tán”.

Là phóng viên theo dõi tổ chức tin bài về tình trạng dịch bệnh lần này, anh thực sự khá sốc khi gặp nhiều người và trò chuyện với họ về virus Corona, khi họ nói về con số tử vong sai lệch, về cách lây nhiễm virus Corona khá kỳ dị, về khủng hoảng kinh tế… Mặc dù những người đó không phải là bác sĩ, không phải là nhà khoa học hay nhà kinh tế. Và bản chất họ đang nói về những tin đồn. Khi gặp trường hợp đó đội ngũ nhà báo, phóng viên sẽ cung cấp cho họ những tin tức chính xác nhất.

Khi mà tình hình lây nhiễm của loại virus Corona chủng nCoV có nhiều diễn biến ngày càng phức tạp. Các tin tức về tình hình số ca nhiễm, nghi nhiễm, số người tử vong, số ca chữa khỏi,… đều được báo chí truyền thông cũng như Bộ Y tế cập nhật liên tục để cố gắng đưa đến cho người dân những thông tin nhanh nhất, đúng nhất. Với vai trò quan trọng, tác động nhanh nhạy, sâu rộng, kịp thời đến cộng đồng, góp phần đề phòng, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh.

Điều kiện tiên quyết là đảm bảo an toàn khi tác nghiệp

Giữa tâm dịch, người dân thường có tâm lý bất an, lo lắng nên việc cung cấp thông tin nhanh nhạy, chính xác sẽ giúp họ có cách phòng tránh tốt nhất có thể. Tuy nhiên, trong bất kỳ việc gì trước tiên đều phải đảm bảo quy tắc an toàn.

Phóng viên Lê Bảo, Báo Gia đình và Xã hội.

Phóng viên Lê Bảo, Báo Gia đình và Xã hội.

Phóng viên Lê Bảo - báo Gia đình và Xã hội có mặt rất sớm tại Thanh Hóa ngay khi có thông tin bệnh nhân nữ ở xã Định Hòa, huyện Yên Định - có kết quả dương tính với virus Corona. Số lượng bệnh nhân ngày càng tăng nhanh cho thấy việc lây lan khá dễ dàng, một cái bắt tay, một cuộc tiếp xúc, một cuộc phỏng vấn hay chỉ là một sự hiện diện tưởng chừng đơn giản lại trở nên nghiêm trọng và cần cảnh giác hơn bất cứ lúc nào khi nhân vật đó lại là một bệnh nhân có virus Corona và môi trường xung quanh cũng tiềm ẩn khả năng lây nhiễm cao.

Phóng viên Lê Bảo cho hay, đưa tin về dịch bệnh, thảm họa, phóng viên là người luôn luôn đối mặt với rủi ro, nguy hiểm cho phương tiện tác nghiệp và tới bản thân mình: “Tác nghiệp trong một môi trường đặc biệt như vậy thực sự cũng có nhiều lo lắng. Bởi vậy mà trước mỗi chuyến di chuyển vào vùng dịch tôi đều chuẩn bị kỹ lưỡng, tìm hiểu cẩn thận tình hình địa phương đến thực tế, lên danh sách địa điểm nhân vật cần tiếp cận… Khi vào Bệnh viện tác nghiệp, trước khi vào phòng cách ly phải khử trùng, mặc đồ bảo hộ toàn thân và đeo khẩu trang, kể cả máy móc tác nghiệp cũng phải lấy ra khử trùng hết. Trong quá trình tác nghiệp thì không động chạm vào bất kỳ thứ gì, nếu bắt buộc thì nhờ y tá giúp đỡ. Sau khi ra ngoài thì phải cởi bỏ toàn bộ đồ và rửa sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn. Một điều nữa rất cần lưu ý, do thời gian của y bác sỹ rất eo hẹp nên phải khẩn trương, tranh thủ để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ y bác sĩ làm việc”.

Có mặt tại hầu hết các điểm nóng về dịch từ vùng biên giới Lạng Sơn, khu cách ly tại Vân Đồn Quảng Ninh, đến các bệnh viện có bệnh nhân nhiễm virus Corona, phóng viên Phong Sơn - báo Công an nhân dân nhấn mạnh: “Tác nghiệp trong môi trường này điều quan trọng nhất là cần tuân thủ và làm theo những khuyến cáo từ Bộ Y tế và bác sĩ”. 

Phóng viên Phong Sơn mặc trang phục bảo hộ tác nghiệp tại sân bay Vân Đồn.

Phóng viên Phong Sơn mặc trang phục bảo hộ tác nghiệp tại sân bay Vân Đồn.

Được biết, 4h15 sáng 10/2, máy bay của Hãng hàng không Vietnam Airlines đã đưa 48 công dân Việt Nam từ Trung Quốc về tới Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh). Theo dõi đưa tin về sự kiện, Phong Sơn cho hay: Trong thời điểm hiện tại, để thực hiện được những chuyến đi vào vùng dịch như thế này anh phải được sự ủng hộ và giúp đỡ từ cơ quan chủ quản - báo Công an nhân dân bởi vì cho tới hiện tại những điểm nóng về dịch bệnh Corona tại Việt Nam đang được quản lý hết sức chặt chẽ bởi quân đội, công an và họ có những quy định về an toàn, về kiểm dịch cực kỳ khắt khe không phải phóng viên nào cũng có thể có mặt. Lẽ dĩ nhiên, phóng viên cũng cần có sự chuẩn bị điều kiện tác nghiệp cho phù hợp. “Tôi bị cận, đeo khẩu trang thường sẽ bị hơi nước bốc lên kính không chụp ảnh được nên thay bằng khẩu trang tôi phải trang bị cho mình một chiếc mặt nạ phòng độc, đeo thì cực kỳ bí nhưng mắt tôi không bị mờ tránh việc phải tháo bỏ kính hay gặp khó khăn khi quan sát để tác nghiệp, quan trọng nhất là bảo vệ cho mình trước nguy cơ lây lan của virus. Hơn nữa, đa số lần tôi trực tiếp mặt đối mặt với những người trở về từ bên kia biên giới (Trung Quốc) hay các bệnh nhân dương tính với nCoV, lực lượng chức năng kiểm soát rất chặt chẽ, hạn chế tối đa tiếp xúc tránh lây lan (nếu có)... Lúc này bộ đồ bảo hộ cực kỳ khó chịu song vẫn bắt buộc phải mặc, vì sự an toàn của chính mình và cộng đồng”.

Nhà báo Công Khanh cũng khẳng định ý thức phòng dịch cho chính mình khi tác nghiệp tại vùng dịch: “Về cơ chế lây lan của virus Corona thì chúng ta đều biết và về cơ chế phòng ngừa thì chúng ta cũng đều được truyền thông rộng rãi. Không chỉ trên báo chí mà trên mạng xã hội như Facebook, Zalo, Lotus. Vì thế khi tác nghiệp trong các khu vực có khả năng lây nhiễm việc đầu tiên cần phải có ý thức phòng dịch cho chính mình. Thứ hai cần phải xin ý kiến của những người có quyền hạn và chức năng ở cơ sở y tế, khu vực tác nghiệp. Sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ tôi hiểu nơi nào được đến để lấy tin, nơi nào cần dừng lại, ai được tiếp xúc, ai thì tuyệt đối không. Các đồ phòng hộ phải trang bị đầy đủ ra sao, khẩu trang đeo thế nào, khi tiếp xúc với người nghi nhiễm Corona phải cách xa tối thiểu 2m, khi về nhà phải vệ sinh cá nhân, giặt quần áo, vệ sinh giày, trang thiết bị tác nghiệp…”.

Có thể thấy rằng, riêng trong đợt dịch này, nhà báo, phóng viên phải hiểu về bệnh dịch và cách phòng dịch để vượt qua sợ hãi và quan trọng là phải mang được tin về tòa soạn. Nhưng mặt khác cũng lại phải cực kỳ hiểu về giới hạn của mình để không xâm phạm vào công việc chuyên môn của bác sĩ và hơn cả là không để mình trở thành người mang virus đi ra ngoài, phát tán và lây lan. Đó chính là sự khó khăn nhưng cũng là trải nghiệm quan trọng của nghề phóng viên.

Minh Khuê - Hoàng Huy

Tin khác

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo