Phụ nữ đang cho con bú nên tiêm vắc xin COVID-19?

Thứ hai, 23/08/2021 14:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các chuyên gia cho rằng, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19, đồng thời vẫn tiếp tục cho con bú sau tiêm.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến công tác tại Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết, theo Tổ chức Y tế Thế giới, tất cả các loại vắc xin phòng COVID-19 được sử dụng hiện nay không chứa vi rút sống, vì thế nó rất an toàn, không thể gây ra nguy cơ truyền bệnh từ mẹ sang con qua đường sữa mẹ.

Hơn nữa, kháng thể có trong sữa mẹ còn có tác dụng bảo vệ trẻ trước các bệnh nhiễm trùng, nhiễm vi rút, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Do đó, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19, đồng thời vẫn tiếp tục cho con bú sau tiêm.

Phụ nữ đang cho con bú nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 để bảo vệ bản thân và con (ảnh TL).

Phụ nữ đang cho con bú nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 để bảo vệ bản thân và con (ảnh TL).

Đồng thời, theo Chương trình Tiêm chủng Quốc gia có hướng dẫn thực hành tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của Astra Zeneca thì những người phụ nữ cho con bú tiêm vắc xin nếu họ thuộc nhóm đối tượng nguy cơ như nhân viên y tế. Không cần tạm ngừng cho con bú sau khi tiêm vắc xin.

Bác sĩ Tiến nhấn mạnh: “Nuôi con bằng sữa mẹ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển bền vững, giúp cải thiện dinh dưỡng, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Hiệu quả của vắc xin phòng Covid-19 được mong đợi ở phụ nữ đang cho con bú cũng tương tự như ở những người trưởng thành khác.

vắc xin phòng Covid-19 là loại vắc xin tái tổ hợp, không phải là vắc xin vi rút sống gây bệnh Covid-19, nên về mặt sinh học và lâm sàng nó không có khả năng gây rủi ro cho người được tiêm và trẻ đang bú mẹ.

Vì thế, phụ nữ đang cho con bú thuộc nhóm được khuyến nghị tiêm chủng vắc xin Covid-19 theo lộ trình ưu tiên của Tổ chức Y tế thế giới, như nhân viên y tế thì nên được tiêm phòng vắc xin như những đối tượng khác, đồng thời sau khi tiêm vẫn tiếp tục cho con bú bình thường”.

Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam.

Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam.

Cũng theo chuyên gia này, dựa trên cơ chế hoạt động của vắc xin trong cơ thể con người, vắc xin Covid-19 được cho là không gây nguy hại đến người đang tiết sữa hoặc trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ.

Do đó, người đang tiết sữa có thể tiêm vắc xin Covid-19. Các báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng người đang cho con bú đã tiêm vắc xin Covid-19 có kháng thể trong sữa của họ và điều này có thể giúp bảo vệ trẻ.

Mặc dù người mẹ đang cho con bú có bị nhiễm hoặc không bị nhiễm Covid-19, thì cần chú trọng đảm bảo an toàn vệ sinh trước khi cho con bú hoặc vắt sữa bằng cách rửa tay với xà phòng và nước sạch.

Nếu không có xà phòng và nước sạch, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn tối thiểu 60%. Người mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang trong suốt thời gian cho con bú, vắt sữa và chăm sóc trẻ.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Lào Cai: Đau chuyển dạ, người mẹ đi bộ 40 km đến bệnh viện để mổ đẻ

Lào Cai: Đau chuyển dạ, người mẹ đi bộ 40 km đến bệnh viện để mổ đẻ

(CLO) Do sẹo mổ cũ, sản phụ S.T.S không thể đẻ thường nên khi chuyển dạ chị đã phải đi bộ 40 km để đến được Bệnh viện huyện Bảo Yên để đẻ mổ.

Sức khỏe
Hai nạn nhân vụ lũ quét tại Làng Nủ đang được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Bạch Mai

Hai nạn nhân vụ lũ quét tại Làng Nủ đang được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Bạch Mai

(CLO) Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tình hình sức khỏe của hai nạn nhân của vụ lũ quét tại Làng Nủ đều rất nguy kịch.

Sức khỏe
Nhập viện cấp cứu vì uống nhầm nước lau sàn đựng trong chai nước ngọt

Nhập viện cấp cứu vì uống nhầm nước lau sàn đựng trong chai nước ngọt

(CLO) Mới đây, Bệnh viện Bãi Cháy đã cấp cứu điều trị một bệnh nhân bị ngộ độc nước lau sàn do uống nhầm khi dung dịch này được gia đình chiết đựng trong chai nước ngọt.

Sức khỏe
TP Hồ Chí Minh gửi 30.000 “Túi thuốc gia đình” hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng do bão số 3

TP Hồ Chí Minh gửi 30.000 “Túi thuốc gia đình” hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng do bão số 3

(CLO) Trong bối cảnh nước lũ dâng cao làm nhiều hộ dân bị cô lập, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã huy động các bệnh viện hỗ trợ “Túi thuốc gia đình” với những thuốc thiết yếu như hạ sốt, đau bụng, tiêu chảy, dị ứng, thuốc sát trùng da, băng keo cá nhân,… nhanh chóng gửi đến người dân đang bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3.

Sức khỏe
Nguy cơ dịch bệnh tăng cao sau bão lũ: Mỗi người cần đề cao ý thức phòng bệnh!

Nguy cơ dịch bệnh tăng cao sau bão lũ: Mỗi người cần đề cao ý thức phòng bệnh!

(NB&CL) Theo chuyên gia, bão lũ luôn đi kèm với dịch bệnh. Tới đây nguy cơ dịch bệnh bùng phát sẽ xảy ra nếu người dân không có ý thức phòng bệnh.

Sức khỏe