Phú Yên có 669 ca nhiễm COVID-19, chuyên gia Đại học Y cấp tốc lên đường hỗ trợ

Thứ sáu, 16/07/2021 10:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thông tin từ Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, từ 23/6 đến nay Phú Yên đã ghi nhận 669 ca nhiễm SARS-CoV-2, đã có 3 ca tử vong đều là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng.

Tại Phú Yên, trong số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế có 4 bệnh nhân nặng, nguy kịch, 5 bệnh nhân viêm phổi nặng và 639 bệnh nhân tiến triển tích cực và các bệnh nhân mới chưa có triệu chứng.

Hiện Phú Yên đang nhận sự hỗ trợ chuyên môn của các đoàn công tác của Bộ Y tế và các địa phương như Viện Pasteur Nha Trang, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng…

Đến chiều 15/7, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử 2 đoàn công tác gồm 10 thành viên cùng một máy lọc máu liên tục và một số vật tư phòng chống dịch lên đường (hôm 10 và 14/7) chi viện cho tỉnh Phú Yên.

Đội chi viện là các y bác sĩ, điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực, Gây mê hồi sức, Tim mạch, Kiểm soát nhiễm khuẩn.

Đoàn công tác của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội lên đường hỗ trợ Phú Yên (ảnh TL).

Đoàn công tác của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội lên đường hỗ trợ Phú Yên (ảnh TL).

Trong sáng 16/7, đoàn công tác thứ 3 do PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện và PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực, sẽ lên đường vào Phú Yên.

BS Nguyễn Minh Nguyên - Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Trưởng đoàn công tác Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hỗ trợ Phú Yên chống dịch - cho biết đoàn sẽ hỗ trợ tỉnh trong phòng chống nhiễm khuẩn điều trị bệnh nhân COVID-19 tại viện tỉnh và tham mưu cho lãnh đạo tỉnh Phú Yên trong phòng chống dịch…

Việc phân chia trung tâm cấp cứu, xây dựng kịch bản buồng mổ cấp cứu có ca nghi ngờ liên quan COVID-19 (yếu tố dịch tễ, sốt và có biểu hiện đường hô hấp hay test kháng nguyên dương tính…).

Đoàn hỗ trợ công tác phân luồng trong bệnh viện, hướng đi cho các trường hợp nghi nhiễm COVID-19, đảm bảo giảm khả năng cho các khu vực bệnh nhân khác ít nguy cơ.

Đoàn cũng xây dựng các kịch bản phát hiện ca có nguy cơ, tầm soát sàng lọc bệnh nhân COVID-19 trong viện. Khu vực bệnh phòng cần đảm bảo giãn cách, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo với người bệnh, người nhà và nhân viên y tế.

Tại Phú Yên hiện có 6 cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 gồm Bệnh viện dã chiến Tuy Hòa, Bệnh viện Dã chiến thị xã Đông Hòa; Trung tâm Y tế các huyện Tuy An, Sơn Hòa, Sông Hinh và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên.

Theo mô hình điều trị của tỉnh này, các bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ sẽ được điều trị ở Bệnh viện dã chiến hoặc các cơ sở y tế tuyến huyện. Tất cả bệnh nhân COVID-19 diễn biến nặng (phải thở oxy, thở máy không xâm nhập), nguy kịch (phải thở máy, chạy ECMO) đều được chuyển đến điều trị tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên. 

BS Nguyên cho hay, 20 giường điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch đang được xây dựng, nâng công suất lên 50 giường và các khu vực đệm có thể chuyển công năng thành khu hồi sức trong tình huống số ca nhiễm ở tỉnh tăng nhanh dẫn đến số bệnh nhân tăng nặng cao hơn.

“Nâng công suất giường bệnh tại khu có nguy cơ lây nhiễm cao như vậy đòi hỏi sự đầu tư về trang thiết bị, nhân lực. Hiện lực lượng bác sĩ, điều dưỡng hồi sức cấp cứu ở bệnh viện tỉnh Phú Yên khá mỏng, do đó, công tác đào tạo nhân lực rất quan trọng, cần triển khai ngay”, BS Nguyên chia sẻ, trước mắt có thể sử dụng bác sĩ ở một số chuyên ngành liên quan để đào tạo “cầm tay chỉ việc” để đáp ứng yêu cầu điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Tháng 7-8/2020, đoàn chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã đến hỗ trợ Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng được chuyển ra từ Đà Nẵng. Tại đây, mô hình Tele–ICU do Bệnh viện sáng tạo đã phát huy hiệu quả đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho các bệnh nhân COVID-19.

Hiện hệ thống Tele-ICU đã được triển khai, kết nối với Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên. Quy trình thông tin giữa khu vực COVID-19 và khu vực an toàn tại Bệnh viện đã được thiết lập.

“Các con đường kết nối cũng được thực hiện qua điện thoại, bộ đàm, công nghệ thông tin làm sao để thuận tiện nhất trong theo dõi, giúp xử trí bệnh nhân có diễn biến bất thường tốt hơn với ý kiến của chuyên gia” - BS Nguyên cho biết.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe